Sản Lượng Nước Mắm Đạt Thấp

Từ đầu năm đến nay tại TP Quy Nhơn (Bình Định), sản lượng nước mắm chế biến chỉ được 105.000 lít, bằng 28% so với cùng kỳ năm 2013.
Từ đầu năm 2014 đến nay, các hộ ngư dân làm nghề chế biến hải sản của TP. Quy Nhơn (Bình Định) với các mặt hàng như nước mắm, mực khô, cá khô ... đều trong cảnh sản xuất cầm chừng, nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu và giá đầu vào tăng.
Bên cạnh đó, khó khăn của nghề chế biến hải sản hiện nay vẫn là mặt bằng sản xuất, nhất là mặt bằng để chế biến nước mắm, phơi hải sản khô. Đa số các cơ sở làm nước mắm nằm trong khu dân cư nên thường bị khiếu kiện ô nhiễm môi trường và vì thế không thể mở rộng quy mô phát triển sản xuất.
Do vậy, từ đầu năm đến nay, sản lượng nước mắm chế biến chỉ được 105.000 lít, bằng 28% so với cùng kỳ năm 2013.
Riêng mặt hàng cá khô, mực khô sản xuất được 148,2 tấn, đạt 118,7% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài ra, các hộ làm nghề chế biến hải sản của thành phố còn chế biến được 2.080 tấn cá trụng và 156,5 tấn chả cá.
Related news

Đến nay, hơn 200 hộ dân tại khu vực Ô Quý Hồ, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã nhận đủ 16.000 cọc bê tông của huyện hỗ trợ để làm giàn su su với diện tích 90 ha. Số cọc bê tông này có tổng trị giá 1,6 tỷ đồng.

Việt Nam đang phải nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn hạt điều mỗi năm cho ngành chế biến nhân điều xuất khẩu. Trong khi đó, nông dân lại đang đua nhau chặt bỏ loại cây trồng chủ lực này do hiệu quả kém.

“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.

Sau mùa trái cây vụ tết, ông Nguyễn Văn Sơn, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, giá các loại bưởi luôn ở mức cao (nhất là bưởi da xanh), thương lái đến vườn mua bưởi da xanh loại 1 (bình quân 1,5 kg/trái) với giá 60.000 đồng/kg, loại 2 cũng lên đến 45.000 - 50.000 đồng/kg.

Nhờ dự án hỗ trợ bò sinh sản của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 50 hộ nghèo của 5 xã đặc biệt khó khăn ở huyện vùng cao biên giới Quan Hóa (Thanh Hóa) đang dần thoát nghèo, ổn định cuộc sống.