Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Vụ Cá Bắc Đạt 42.250 Tấn

Vụ cá Bắc vừa qua (từ tháng 10 năm 2013 đến hết tháng 3 năm 2014), ngư dân tỉnh Thanh Hoá đã kiên trì bám biển dài ngày để khai thác hải sản.
Do vậy, sản lượng khai thác trong vụ cá Bắc ước đạt 42.250 tấn, trong đó khai thác biển đạt 40.600 tấn, khai thác nội địa 1.650 tấn. Một số nghề khai thác có hiệu quả, như: nghề lưới vây sâu rút chì, nghề câu vàng, lưới chụp mực... ở các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn. Trong vụ khai thác này, ngư dân trong tỉnh đã đầu tư đóng mới 23 tàu, nâng tổng số tàu cá của cả tỉnh lên 7.228 chiếc với tổng công suất 379.602 CV, tăng 20.545 CV so với vụ cá Nam năm trước.
Trong vụ cá Bắc này, UBND tỉnh đã hỗ trợ nhiên liệu cho 2 chuyến khai thác vùng biển xa với số tiền 100 triệu đồng và hỗ trợ cho 8 tàu gặp rủi ro do thiên tai gây ra với số tiền 284 triệu đồng. Những chính sách hỗ trợ trên đã khuyến khích, động viên ngư dân đẩy mạnh hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển.
Related news

Ngân sách huyện hỗ trợ các hộ tham gia mô hình 50% lượng phân kali, Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu tỉnh cho mượn 5 triệu đồng/ha, không tính lãi, sau khi thu hoạch mì nông dân sẽ thanh toán lại cho nhà máy.

Nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho bò là cây bắp non khoảng 80 ngày. Hiện công ty có vùng nguyên liệu 200 hécta trong tỉnh, song phải tiếp tục mở rộng mới đủ. Nông dân ký hợp đồng cung cấp cây bắp có thể làm 4 vụ/năm, giá mua cây bắp từ 1.100 -1.200 đồng/kg, nếu chăm sóc tốt có thể đạt trên 200 tấn cây bắp/hécta/năm.

Chuyện cây hồ tiêu bị trộm hái trái non, phá vườn cây chưa làm người dân huyện Chư Pưh hết buồn, thì những ngày qua nhiều vườn tiêu tại huyện Chư Sê, Chư Pưh (Gia Lai) bỗng nhiên đổ bệnh, rụng lá chết dần.

Trang trại Hà Huy, tổ 11, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên - Hà Giang) vừa được Trung tâm Chất lượng nông, lâm – thủy sản (NL–TS) vùng 1 (Cục Quản lý Chất lượng NL- TS) cấp Chứng nhận VietGAHP cho quy trình sản xuất lợn thịt. Đây là trang trại chăn nuôi lợn thịt đầu tiên trên địa bàn tỉnh được cấp chứng nhận ý nghĩa này.

Nhằm nâng cao chất lượng trái khóm, tiến tới sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo GAP, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của trái khóm trên thị trường trong và ngoài nước, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện đề tài "Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn GAP để sản xuất trái khóm chất lượng và an toàn", TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng làm chủ nhiệm.