Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng Trưởng Trái Chiều

Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng Trưởng Trái Chiều
Publish date: Wednesday. October 22nd, 2014

Từ đầu năm tới nay, trong khi xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc và EU cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ thì giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản sụt giảm do các hàng rào kỹ thuật và sang Nga, Australia thiếu ổn định.

Tăng giá trị xuất khẩu tới Hàn Quốc, EU

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), từ đầu năm tới nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường lớn nhất Hàn Quốc tăng trưởng ổn định. Tính đến hết tháng 8, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 107,2 triệu USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường này đã chiếm gần 35% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này. Chỉ đứng sau Trung Quốc, Việt Nam hiện đang là nguồn cung lớn thứ 2 của Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu gia tăng từ 8-30%/tháng.

Đáng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam hiện không đủ nguồn cung bạch tuộc cho thị trường Hàn Quốc và đang tiếc hơn là giá nhập khẩu trung bình tại thị trường này đang dao động ở mức 3,68 - 4,15 USD/kg trong khi giá nhập khẩu từ Việt Nam đạt mức 534 - 655 USD/kg, cao hơn từ 0,5-1,5 USD/kg so với các DN Trung Quốc. 8 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc cũng tăng từ 9-11% giá trị mặt hàng bạch tuộc.

Dự báo, từ nay tới cuối năm, nhu cầu nhập khẩu bạch tuộc của Hàn Quốc tiếp tục tăng từ 5-20% so với cùng kỳ năm trước. Nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động, đáp ứng tốt hơn các đơn hàng và tăng sức mạnh cạnh tranh với các nguồn cung dồi dào khác.

Về phía EU, tính đến hết tháng 8/2014, giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này đạt 52,7 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 2 thị trường nhập khẩu lớn là Italy và Tây Ban Nha đang có chiều hướng tích cực và khả quan.

Giá trị xuất khẩu sang Italy tăng 4,4%, sang Tây Ban Nha tăng “ngạc nhiên” tới 128,7% so với cùng kỳ năm trước. Một là thị trường tiêu thụ lớn, một là thị trường nhập khẩu tiềm năng và dự báo, giá trị xuất khẩu sang 2 thị trường này còn khả quan hơn nữa.

Thiếu ổn định tại Nhật Bản, Nga, Australia

Theo Vasep, nếu 8 tháng đầu năm trước, giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc và Nhật Bản tương đương. Nhiều doanh nghiệp lạc quan dự báo, có thể trong năm 2014, thị trường Nhật Bản sẽ vượt Hàn Quốc để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của mực, bạch tuộc Việt Nam.

Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2013, hàng rào kỹ thuật và thương mại tại thị trường này càng ngày càng trở nên khắt khe hơn khiến cho giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản nhiều tháng giảm sút. Từ chiếm tỷ lệ 28,4% trong 8 tháng đầu năm 2013, đã giảm xuống còn 23,5% trong 8 tháng đầu năm nay.

Việt Nam hiện đang là nguồn cung lớn thứ 4 tại thị trường Nhật Bản và chiếm 14% tổng giá trị nhập khẩu mực, bạch tuộc của nước này. Các doanh nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh mạnh mẽ với các nguồn cung lớn như: Trung Quốc, Morocco, Thái Lan và Mauritania.

Bên cạnh đó, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường Nga và Australia không như mong chờ. Giá thấp, không ổn định và nhu cầu tiêu thụ không cao khiến cho giá trị xuất khẩu sang 2 thị trường này giảm lần lượt 30,2% và 2% so với cùng kỳ năm 2013.

Theo Vasep, nếu không có những chính sách, kế hoạch gia tăng nhập khẩu nguyên liệu, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thì các doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam khó có thể tăng giá trị xuất khẩu sang các thị trường này.


Related news

Thoát Nghèo Nhờ Mô Hình Vườn Đồi Trên Vùng Đất Tái Định Cư Thoát Nghèo Nhờ Mô Hình Vườn Đồi Trên Vùng Đất Tái Định Cư

Ông Lò Văn Giảng người dân tộc Thái 66 tuổi bản Tạo Xen, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay do gia đình quá nghèo khó, ông luôn trăn trở làm sao để có thêm thu nhập giảm bớt khó khăn cho gia đình, sau nhiều năm suy nghĩ làm gì để có nguồn thu, ông quyết định làm trang trại vườn rừng nơi vùng đất tái định cư thị xã Mường Lay.

Friday. June 21st, 2013
Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Friday. June 21st, 2013
Ra Tù Làm... Ông Chủ Ra Tù Làm... Ông Chủ

Được đặc xá ra tù, Trần Văn Dương (SN 1965, xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh) lăn lộn học hỏi kinh nghiệm làm trang trại. Sau gần chục năm tích lũy kinh nghiệm anh về quê lập nghiệp, đến nay trang trại của anh có thu nhập tiền tỷ.

Saturday. June 22nd, 2013
Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.

Tuesday. March 5th, 2013
Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang

Ấp Bình Thới và Bình Thiện (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú - An Giang) hiện có gần 20 hộ làm nghề đánh bắt cá bông lau. Chị Bùi Thị Dành (ngụ ấp Bình Thới), có hơn 30 năm trong nghề đánh bắt cá bông lau cho biết, hiện trên sông Vàm Nao, người dân đánh bắt cá bông lau bằng cách dùng lưới đăng (hay còn gọi là lưới ngầm) và lưới thả dùng đánh bắt vào ban đêm. Từ đầu mùa đánh bắt đến nay, chị Dành đã bắt được 9 con cá bông lau, mỗi con nặng từ 3 - 8kg; giá bán cho thương lái thời điểm đầu mùa từ 160 - 180 ngàn đồng/kg, còn hiện tại khoảng 120 ngàn đồng/kg.

Thursday. March 7th, 2013