Sản Lượng Đánh Bắt, Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng Khá

Sản lượng đánh bắt thủy sản toàn tỉnh tháng 10/2014 ước đạt 22.529 tấn, lũy kế 10 tháng đạt 172.579 tấn hải sản các loại, đạt 92% kế hoạch năm, tăng 6,1% so cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá tăng 3,2%, tôm tăng 6,6%, hải sản khác tăng 20,5%. Địa phương có sản lượng khai thác tăng nhiều nhất là Tuy Phong (tăng 4.470 tấn), Phan Thiết (tăng 4.381 tấn), La Gi (tăng 1.151 tấn).
Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch trong tháng 10/2014 ước đạt 1.198 tấn; lũy kế 10 tháng đạt 12.428 tấn, tăng 12,4% so cùng kỳ. Trong đó sản lượng thủy sản nuôi nước mặn, lợ đạt 8.732 tấn, tăng 17,6%; sản lượng thủy sản nuôi nước ngọt 3.696 tấn, tăng 1,6%. Riêng sản xuất tôm giống có sản lượng tăng rất cao, ước 10 tháng thu hoạch và tiêu thụ 22,715 tỷ post, tăng 70,9% so cùng kỳ.
Cùng với khai thác và nuôi trồng, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng được chú trọng chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các ngành, đơn vị chức năng đã và đang tập trung kiểm tra tàu thuyền hành nghề giã cào bay sai tuyến, dùng chất nổ, xung điện, hóa chất độc hại và sử dụng lưới mắt nhỏ để đánh bắt hải sản. Từ đầu năm đến nay đã kiểm tra xử lý 478 vụ, phạt và thu nộp ngân sách nhà nước trên 2,05 tỷ đồng.
Related news

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 có khả năng giảm từ 20% trở lên so với kế hoạch.

Ngay từ đầu vụ tôm, thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng tôm tại Kiên Giang, khiến ngành thủy sản tỉnh phải thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng tôm cả năm 2015

“Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có dấu hiệu gia tăng và đáng báo động”.

Vụ ớt tại xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phải thẳng thắn thừa nhận là mất mùa. Thất bát trong trồng trọt là điều khó tránh khỏi, nhất là vụ ớt đã gặp phải một mùa nắng nóng đỉnh điểm.

Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, các nhà sản xuất phân bón nội địa tại Việt Nam đang có lợi thế, nhất là nhà máy sản xuất Urê và DAP.