Nuôi Heo Khép Kín Ở Hợp Tác Xã Đồng Tiến
Tháng 6/2013, Hợp tác xã (HTX) Ðồng Tiến ở xã Ðắk Sin (Đắk R’lấp) đã huy động vốn của xã viên được trên 20 tỷ đồng để đầu tư nuôi heo sinh sản và heo thịt theo mô hình khép kín an toàn dịch bệnh và hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo đó, HTX đã xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín, trong đó có 2 khu vực riêng biệt dành cho heo nái và heo con đã cai sữa. HTX đầu tư 2,3 tỷ đồng trang bị máy tự động điều hòa hơi nước để điều hóa gió và nhiệt độ thích hợp nhằm đảm bảo môi trường sống cho heo phát triển tốt.
Ngoài ra, HTX đã liên kết với một công ty ở TP. Hồ Chí Minh chuyên cung cấp thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu sản phẩm cũng như có đội ngũ bác sĩ thú y đảm nhận kỹ thuật chăm sóc đàn heo. HTX thường xuyên có khoảng 20 lao động hàng ngày vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng và chăm sóc cho heo ăn, uống nước.
Heo sinh sản được tiêm phòng đầy đủ các loại thuốc phòng chống các loại dịch bệnh nên rất an toàn. Trong quá trình mang bầu và sinh nở, heo nái luôn được chăm sóc theo một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Khu vực chăn nuôi heo sau cai sữa cũng được phòng dịch bệnh đầy đủ để cung cấp cho thị trường heo giống nuôi thịt đảm bảo chất lượng, phát triển tốt. Tại khu vực này, HTX đầu tư hệ thống cung cấp thức ăn và nước tự động.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc HTX Ðồng Tiến cho biết: “Khu vực HTX xây dựng chăn nuôi heo cách xa khu dân cư lại đầu tư áp dụng công nghệ cao nên đã hạn chế được dịch bệnh, tránh ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm vừa qua, HTX nuôi 600 con heo nái siêu nạc và đã xuất chuồng 12.000 heo con ra thị trường các tỉnh Ðắk Lắk, Gia Lai, Bình Dương, Bình Phước và phục vụ nhu cầu con giống trên địa bàn tỉnh, đem lại lợi nhuận gần 10 tỷ đồng.
Theo tính toán của HTX thì với mức lợi nhuận này, năm 2014, đơn vị này sẽ thu hồi vốn đầu tư 20 tỷ đồng. Dự kiến, sang năm 2016, HTX sẽ phát triển tổng đàn đạt 1.200 con heo nái, trở thành địa chỉ uy tín về cung cấp heo giống cho thị trường các tỉnh trong khu vực Tây nguyên và các tỉnh lân cận khác”.
Related news
Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai tại địa phương, những năm qua nhiều gia đình ở thôn Quèn Thờ, xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Hướng phát triển sản xuất này giúp cho nhiều gia đình trong thôn vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện đời sống.
Vừa qua, Trạm Khuyến Nông Huyện Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã tổ chức hội thảo nghiệm thu mô hình “Nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng GAP” tại xã Bình Khánh với sự tham gia của 6 hộ với tổng diện tích 24.000 m2, Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hổ trợ 1.920.000 con tôm giống.
Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình (MH) chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại huyện Hoài Ân. Đây là MH chuyển giao tiến bộ KHKT mới, mang lại hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt môi trường và mang tính bền vững cao.
Về huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), chúng ta không chỉ thưởng thức được hương vị của bánh tét Trà Cuôn, mà còn được thưởng thức hương vị thơm ngon của tôm khô Vinh Kim – một đặc sản đang được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng tôm khô Vinh Kim đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu.
Từ điểm trình diễn này, sẽ là cơ sở gợi mở, giúp cho bà con nông dân ở Cà Mau có thể lựa chọn thêm những loại hình sản xuất, chăn nuôi mới phù hợp để áp dụng vào thực tế của từng địa phương, gia đình góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ.