Quy Hoạch Và Thiết Lập Đồng Cỏ Trong Chăn Nuôi Trâu Bò

Trong chăn nuôi trâu bò gia trại và trang trại cần bố trí, quy hoạch đất để trồng cây thức ăn. Tùy theo quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi và các điều kiện cụ thể về đất đai mà quy hoạch khu trồng cỏ thâm canh để thu cắt hoặc khu trồng cỏ để chăn thả luân phiên hoặc cả hai.
Diện tích đất dành cho mỗi khu này tuỳ thuộc vào phương thức nuôi chăn thả là chính hay nuôi nhốt là chính. Những nơi có thể tận dụng bãi chăn thả tự nhiên (những bãi đất trống tự nhiên, bãi cỏ dưới tán cây lưu niên…) nên áp dụng phương thức chăn thả là chính vì tiết kiệm được nhiều chi phí về thức ăn và nhân công lao động.
1. Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ thâm canh để thu cắt:
Đồng cỏ thâm canh là khu vực trồng các giống cỏ năng suất cao, đầu tư đủ phân bón, chủ động nước tưới và thu cắt cỏ vào giai đoạn thích hợp để cho ăn tươi tại chuồng hoặc dự trữ dưới hình thức ủ chua hoặc phơi khô.
Nên quy hoạch khu đất trồng cỏ thâm canh nơi bằng phẳng, gần chuồng nuôi để tận dụng nguồn phân bón, nước thải và giảm chi phí vận chuyển đồng thời thuận tiện việc chăm sóc, quản lý.
Trên cơ sở nhu cầu thức ăn thô xanh (nhu cầu cỏ) một ngày đêm của một con bò(tính trung bình bằng 10% khối lượng cơ thể) và năng suất của các loại cỏ người ta dễ dàng tính ra diện tích đất trồng cỏ thâm canh. Hiện nay, ở nước ta, năng suất chất xanh của các giống cỏ phổ biến khoảng 200-250 tấn/ha, đủ nuôi được 20 con bò (mỗi năm cắt 8-10 lứa, cách nhau 35-40 ngày và năng suất 20-25 tấn/ha/lứa cắt).
Trong trường hợp không chủ động được nước tưới vào mùa khô thì khoảng cách giữa các lứa cắt sẽ tăng lên và năng suất chất xanh mỗi lứa cắt cũng thấp hơn. Năng suất chất xanh cả năm chỉ khoảng 150 tấn/ha, đủ nuôi 12-15 con bò.
Các giống cỏ cho năng suất cao và nên đưa vào trồng thâm canh là cỏ voi, cỏ VA06, cây ngô, cây cao lương.
2. Thiết lập và quản lý đồng cỏ chăn thả:
Có hai cách thiết lập đồng cỏ chăn thả:
- Thiết lập mới từ chuyển đổi đất trồng cây lương thực, cây công nhiệp, cây ăn quả kém hiệu quả sang trồng cỏ làm bãi chăn thả.
- Trên cơ sở bãi chăn thả tự nhiên đưa thêm vào một số giống cỏ có năng suất và chất lượng tốt hơn kết hợp bón phân, chăm sóc và quản lý bãi chăn khoa học.
Việc lựa chọn các giống cỏ để thiết lập đồng cỏ chăn thả rất quan trọng và cần chú ý đến các yếu tố sau đây:
- Giá trị dinh dưỡng của cỏ: khối lượng vật chất khô, hàm lượng protein,khoáng...
- Đặc điểm sinh trưởng của cỏ: nên chọn các giống cỏ năng suất cao, thời gian sinh trưởng kéo dài qua các tháng trong năm, có tính chịu hạn, chịu giẫm đạp,kháng sâu bệnh, chịu lạnh giá, khả năng trồng xen với các giống cỏ khác và khả năng duy trì đồng cỏ chăn thả trong nhiều năm.
Việc lựa chọn giống cỏ trồng làm bãi chăn thả còn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu. Thực tế có rất ít giống cỏ thỏa mãn được tất cả các tiêu chí.
Tuy nhiên, trong điều kiện ở nước ta hiện nay, nên chọn các giống cỏ hòa thảo (cỏ Sả lá nhỏ, cỏ Ruzi) và các giống cỏ họ đậu (cỏ Stylo, Centro) trồng làm đồng cỏ chăn thả. Cỏ Sả lá nhỏ và cỏ Ruzi cho năng suất tương đối cao (khoảng 200-300 tấn/ha/năm). Các giống cỏ này có thân lá mềm, có bộ rễ ăn sâu, chịu giẫm đạp và có khả năng tái sinh tốt.
Quản lý đồng cỏ chăn thả rất quan trọng, đảm bảo có sản lượng ổn định và duy trì đồng cỏ được trong nhiều năm. Chất lượng đồng cỏ phụ thuộc vào giống cỏ, độ phì của đất, lượng mưa…Và cần căn cứ vào hiện trạng đồng cỏ để quyết định khoảng cách chăn thả, thời gian chăn thả và số đầu gia súc chăn thả trên một diện tích đồng cỏ.
Thông thường, diện tích mỗi ha đồng cỏ chia thành 4-5 lô, chăn thả 25-30 con bò trưởng thành. Mỗi lô chăn thả 6-7 ngày, quay vòng lần lượt từ lô đầu đến lô cuối. Như vậy, một vòng quay từ30 đến 35 ngày và đủ thời gian để cỏ có thể tái sinh.
Related news

Chanh lai bông tím là loại cây khá dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, đặc biệt được thị trường ưa chuộng. Chanh lai bông tím được xem là giải pháp tốt giúp bà con nhà vườn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch chổi rồng trên nhãn.

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện chong đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ trên tỉnh Bình Thuận liên tục tăng với tốc độ cao. Trước sự tăng trưởng của phụ tải thanh long, ngoài việc nỗ lực đầu tư của ngành điện, Điện lực Bình Thuận (PC Bình Thuận) đã có nhiều chương trình hỗ trợ tích cực cho nông dân.

Hiện nay, thanh long ruột trắng đang ở thời điểm nghịch mùa, trong khi thanh long ruột đỏ vẫn còn cho trái mùa thuận nên giá hai loại thanh long này chênh lệch nhau không nhiều. Tuy nhiên, giá thanh long thời điểm này ở mức rất cao, nhất là thanh long ruột trắng nên nông dân trồng thanh long rất phấn khởi do có lợi nhuận cao.

Nguyên nhân là do nông dân trồng bưởi tập trung cho vụ bưởi tết nên hiện không có bưởi cung cấp ra thị trường. Giá mít bán tại vườn tùy loại có mức từ 8 - 12 ngàn đồng/kg, tăng 4 - 5 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Ổi giống Đài Loan cũng đứng ở mức 9 ngàn đồng/kg, tăng 4 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Ngoài ra, các mặt hàng sầu riêng, chôm chôm, xoài, thanh long... cũng bán được giá cao do trái mùa.

Bên cạnh thương hiệu măng cụt Lái Thiêu (TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và gần đây là măng cụt Thanh Tuyền (Dầu Tiếng) nhiều lần được xếp hạng nhất, nhì trái cây ngon trong Lễ hội trái cây Nam bộ tổ chức tại Khu du lịch Suối Tiên (TP.HCM), vùng đất Bình Dương còn một nơi trồng măng năng suất cao, chất lượng tốt nhưng chưa được “khám phá”, đó là xã An Tây (TX.Bến Cát).