TPP và nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm của người Việt

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã chia sẻ như vậy trước những băn khoăn lo ngại của độc giả đối với ngành chăn nuôi khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP, tại buổi giao lưu trực tuyến trên Zing.vn mới đây.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, trong thời gian gần đây, các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chịu nhiều sức ép. Sức ép không chỉ từ sản phẩm nhập khẩu bên ngoài mà còn mối lo về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng.
Bà Lan cũng thừa nhận thực tế rằng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt trong >nông nghiệp có thái độ dè dặt hơn trước TPP cũng là vì họ thấy được tuy có cơ hội lớn những chưa chắc họ đã là người có thể nắm bắt được ngay.
"Sức cạnh tranh của họ hiện nay vẫn yếu tương đối so với các đối thủ bên ngoài và môi trường kinh doanh ở Việt Nam vẫn thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước"- Bà Lan nói.
Tuy nhiên, bà Lan khẳng định:
"Tôi tin khi chúng ta thực hiện tốt công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi thì những người chăn nuôi có thể cải thiện một cách cơ bản năng lực cạnh tranh bằng các nhân tố: chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, giá cả cũng như cách thức tiêu thụ.
Đồng thời, sản phẩm có được niềm tin trong người tiêu dùng".
Theo kỳ vọng của chuyên gia kinh tế này, đông đảo người tiêu dùng Việt Nam sẽ ủng hộ sản phẩm gia cầm trong nước.
Vì sản phẩm trong nước là sản phẩm tươi, chất lượng hơn hẳn so với sản phẩm đông lạnh nhập khẩu từ những thị trường đông lạnh Mỹ - Australia sang Việt Nam."Ngay bản thân tôi rất ghét ăn gà đông lạnh và tôi nghĩ rất nhiều người cũng vậy", bà Lan chia sẻ
Do đó, bà Lan nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp trong nước cần có lộ trình để thực hiện việc mở cửa thị trường.
Các nhà chăn nuôi Việt Nam và các ngành liên quan khẩn trương thực hiện những công việc cần thiết để kịp đón đầu những cơ hội và thách thức của TPP trong lĩnh vực của mình.
Trong khi đó, Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho hay " không có gì là hoàn hảo, kể cả với TPP.
Nhưng điều đầu tiên để chọn chơi là hiệu ứng tích cực phải lớn hơn tiêu cực rất nhiều. Nếu chúng ta tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Đó là lợi ích ròng (tích cực trừ tiêu cực) rất lớn".
Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng cần có những lập luận cả góc độ tiêu cực và tích cực để nhận định rõ hơn năng lực, thực trạng của doanh nghiệp trong nước.
Qua đó đưa ra những giải pháp ở góc độ Chính phủ, doanh nghiệp, người dân, nhằm tìm ra cách tận dụng tốt nhất cơ hội, giảm thiểu tác động tiêu cực đến doanh nghiệp cũng như đối với nền kinh tế.
"Doanh nghiệp trong nước cần hơn là tự tin, bình tĩnh và đằng sau đó là khát vọng mang tính hiện thực.
Tôi không thích dùng chữ chết đối với ngành chăn nuôi trước TPP, mặc dù nông nghiệp và một số ngành khác được xem là ảnh hưởng tiêu cực từ hội nhập TPP. Vấn đề ở đây là làm sao giảm thiểu quá trình chuyển đổi, điều chỉnh những lĩnh vực này". ông Thành nói.
Theo đó, Tiến sĩ Võ Trí Thành khuyến nghị cần điều chỉnh lĩnh vực này như mở rộng cửa những ngành nghề có lợi thế cạnh tranh và được hưởng lợi từ TPP.
Ví dụ ngành thép, được xem là sức cạnh tranh chưa tốt nhưng nhiều doanh nghiệp đang xuất khẩu thép ra bên ngoài. Như vậy, trong khó khăn vẫn còn những yếu tố để tồn tại.
Related news

Hơn một năm nay, do sản phẩm gặp khó khăn về đầu ra nên nhiều hộ dân tham gia Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở thôn Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) phải chuyển sang canh tác rau thông thường hoặc trồng các loại hoa màu khác.

Làng Đại Bình trước kia có đến 80% người dân sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Những bãi bồi dọc sông Thu Bồn chính là vựa dâu xanh tốt giúp làng dâu tằm Đại Bình, Hương Quế nổi tiếng một thời.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7-2014 sản lượng khai thác thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7.494 tấn, bằng 106,8% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch. Riêng hoạt động khai thác trên biển đạt 7.198 tấn, bằng 106,5% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay trên địa bàn tỉnh sâu cuốn lá lứa 6 đang phát sinh và gây hại, sâu non tuổi 1 gây hại từ ngày 8 đến 13-8-2014, đợt 2 tập trung từ ngày 15 đến 18-8-2014 trên các trà lúa mùa sớm, chính vụ và rải rác cho tới 25-8-2014 trên trà lúa cấy muộn, khả năng trong những ngày tới, nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, quyết liệt thì sẽ xuất hiện đợt dịch sâu cuốn lá nhỏ trên diện rộng, ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện ven biển, thiệt hại do sâu gây ra sẽ là rất lớn, đặc biệt là trên diện tích trà lúa mùa muộn.

Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.