Quảng Tâm (Đắk Nông) Được Mùa Khoai Lang Cao Sản

Những ngày này, tại xã Quảng Tâm (Tuy Đức - Đắk Nông), người dân đang tiến hành thu hoạch khoai lang cao sản, một trong những cây lương thực chính ở địa phương. Năm nay bà con rất phấn khởi vì khoai lang vừa được mùa, lại trúng giá.
Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.
Năm nay, gia đình tôi thu về gần 8 tấn củ và giá bán khoai loại đẹp xấp xỉ 6 triệu đồng/tấn, còn bán xô giá 3 triệu đồng/tấn. So với những năm trước thì năm nay, khoai vừa đạt năng suất cao lại bán được giá, gia đình thu về gần 50 triệu đồng, trừ chi phí cùng thu lãi khoảng 30 triệu đồng”.
Còn gia đình chị Lý Thị Phượng thì vụ này cũng trồng 1 ha khoai lang cao sản. Chị Phượng cho biết: “Do diện tích đất của gia đình nằm trên đồi cao, khó trồng các loại cây hoa màu khác nên năm nào, tôi cũng trồng một vụ khoai lang cao sản.
So với nhiều cây nông nghiệp ngắn ngày khác thì trồng khoai lang cao sản cho thu nhập cao hơn, mấy năm nay giá khoai được các thương lái mua với giá phù hợp nên có lãi. Mặc dù gia đình mới bắt đầu thu hoạch nhưng so với mọi năm thì năm nay củ to, đẹp, ít bị sâu, năng suất ước đạt khoảng 14 - 15 tấn/ha. Giá khoai như hiện nay thì gia đình tôi sẽ có thêm thu nhập đáng kể”.
Tương tự, chị Nông Thị Thi cũng cho biết: “Gia đình tôi có 6 sào đất ở vị trí thuận lợi nguồn nước nên có thể trồng khoai lang cao sản được 2 vụ/năm. Vụ mùa này, tôi thấy giá cả cũng ổn định, thời tiết thuận lợi, lượng mưa vừa phải nên cây khoai phát triển tốt, đạt năng suất cao và củ đẹp. Gia đình tôi vụ này cũng thu được hơn 7 tấn củ. Mấy năm nay trồng khoai có lợi nhuận khá nên sau vụ mùa này, gia đình tôi sẽ lại làm đất và trồng tiếp giống khoai lang cao sản trên diện tích này”.
Ông Kiều Quý Diện, Chủ tịch UBND dân xã Quảng Tâm cho biết: “Trong vụ mùa này, toàn xã có 106 ha khoai lang, trong đó gần 90% diện tích được nông dân trồng khoai lang cao sản. Nông dân chọn trồng khoai lang cao sản vì chủ động được cây giống, năng suất cao, dễ trồng lại không đòi hỏi nhiều vốn, nhất là phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
Thời gian trồng khoai lang cao sản kéo dài tới 6 tháng nên đa số nông dân trồng trong mùa mưa, chủ yếu tận dụng những vùng đất đồi vì khó trồng các loại cây khác. Bên cạnh đó, mấy năm nay, giá cả khoai lang cao sản ổn định nên người dân đều có lãi cao”.
Related news

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 5 loại hình cà phê bền vững gồm: 4C, UTZ Certified, RFA và Fairtrade. Tuy nhiên với cà phê canh tác theo tiêu chuẩn 4C (canh tác dựa trên những tiêu chuẩn về kinh tế, môi trường, xã hội) được xem là loại hình phổ biến nhất do yêu cầu kỹ thuật ở mức cơ bản dễ tiếp cận đối với người dân.

Năm 2014, Vĩnh Châu có 6.205 ha trồng hành tím, sản lượng đạt 110.126 tấn. Mặc dù cán bộ nông nghiệp địa phương hướng dẫn nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác và chất lượng sản phẩm hành tím, nhất là bón phân cân đối, khuyến cáo sử dụng phân hữu cơ để nâng cao chất lượng và thời gian bảo quản, nhưng vẫn còn một số nông dân canh tác theo tập quán cũ muốn tăng trọng lượng, bón thừa phân urê.

Ông Trần Thanh Phương, ở ấp Tường Thắng B, xã Vĩnh Thanh là một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng ở huyện Phước Long. Với diện tích 1,1 ha đất nông nghiệp, trước đây chỉ độc canh cây lúa, ông nhận thấy nếu chỉ độc canh cây lúa thì kinh tế gia đình khó được cải thiện.

Theo ông George Chamberlain, Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), các trại nuôi tôm ở châu Á mặc dù đã được trang bị kỹ thuật và nhận được các tư vấn về kiểm soát Hội chứng chết sớm (EMS) song vẫn còn rất nhiều việc cần phải thực hiện.

Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.