Quảng Sơn Mùa Mía Chín

Trở lại xã Quảng Sơn vào những ngày giữa tháng ba, chúng tôi gặp nông dân địa phương khẩn trương thu hoạch mía đường. Hàng chục chiếc xe tải xuôi ngược đi về chở mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường Phan Rang.
Cây mía đem lại hiệu quả kinh tế ổn định trong nhiều năm qua là nguồn thu nhập chính giúp bà con nông dân nâng cao đời sống, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Anh Hoàng Lê Hải, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Quảng Sơn đưa chúng tôi đi giữa những ruộng mía bạt ngàn trên vùng đất tục danh Suối Mây. Cây mía cao quá đầu người, ngã màu nâu sẫm đang chờ Công ty Cổ phần mía đường Phan Rang “phát lệnh” thu hoạch. Niên vụ 2012- 2013, nông dân xã Quảng Sơn trồng1.850 ha đạt sản lượng khoảng 140 ngàn tấn, chiếm 70% diện tích mía đường của toàn huyện Ninh Sơn.
Quảng Sơn được gọi là “thủ phủ” của nghề trồng mía cung cấp trên 60% nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường Phan Rang. Cây mía tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động nông nghiệp có thu nhập 120- 150 ngàn đồng/ngày. Các nông hộ Nguyễn Thất, Nguyễn Hùng, Phùng Cường, Trần Thái Hải…là những điển hình vươn lên làm giàu trong nghề trồng mía đường ở xã Quảng Sơn.
Vừa kiểm tra lao động chất mía lên xe tải, anh Nguyễn Thái Hải 48 tuổi ở thôn Thạch Hà 2 vừa cho biết gia đình canh tác 5 ha mía đường giống K 88-92. Đây là giống mía mới trồng trên vùng đất ăn nước trời cho năng suất 80 tấn/ha. Với gía thu mua mía tại ruộng của Công ty Cổ phần mía đường Phan Rang hiện nay là 880 ngàn đồng/tấn 10 chữ đường, anh có lãi 30 triệu đồng/ha. Cây mía đường cho thu nhập ổn định giúp anh xây dựng nhà ở khang trang và nuôi ba con học phổ thông tại huyện Ninh Sơn và một con học đại học sư phạm chuyên ngành Vật lý tại TP. Hồ Chí Minh.
Mía đường giống K 88-92 và K 95-84 được du nhập trồng tại Quảng Sơn với diện tích 350 ha. Đây là hai giống mía mới không trổ cờ, thân cao trung bình 3 mét, chăm sóc chu đáo sau 12 tháng cho năng suất trên 100 tấn/ha. Số đông nông dân địa phương vẫn còn trồng mía giống MI với diện tích 1.500 ha qua nhiều năm canh tác đã thoái hóa, năng suất chỉ đạt 45- 50 tấn/ha, lợi nhuận 5-10 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế cây mía năm nay đạt thấp ngoài yếu tố giống MI thoái hóa còn có nguyên nhân doanh nghiệp thu mua hạ giá 170 ngàn đồng/tấn so với niên vụ 2011- 2012.
Ông Văn Hữu Thận, Phó giám đốc phụ trách nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Phan Rang cho biết giá tiêu thụ đường RS hiện nay là 13.600 đồng/kg, giảm 3.400 đồng so với cùng kỳ năm 2012. Trung bình 1 tấn mía nguyên liệu cho ra 60 kg đường thành phẩm, trị giá 800 ngàn đồng. Do đó, Công ty phải giảm giá thu mua nguyên liệu theo biến động giá của thị trường mía đường trong nước.
Để mùa mía đường trong những năm tới thật sự “ngọt ngào”, nông dân vùng nguyên liệu Quảng Sơn mong được chính quyền địa phương tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư mở rộng hệ thống tưới kênh Tây. Đây là điều kiện tiên quyết cho việc đầu tư thâm canh cây mía đạt năng suất, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty Cổ phần mía đường Phan Rang cần liên kết với các nhà khoa học đưa giống mía mới, phương thức canh tác mới vào đồng ruộng nâng cao chất lượng mía hàng hóa. Đồng thời đầu tư thiết bị phân tích chữ đường hiện đại tạo tâm lý phấn khởi cho nông dân gắn bó làm ăn bền vững với doanh nghiệp.
Related news

Tôi cho rằng đó là vấn đề tư tưởng. Nông dân ta vốn cần cù, chịu khó nhưng tư tưởng nhiều người còn thủ cựu, còn bị kìm hãm. Họ bảo thủ nên khi vận động để làm lợi cho họ mà có khi không làm hoặc làm nhưng ẩu. Làm cho chính mình, có người hướng dẫn ở đó thì đúng nhưng không có là làm sai. Làm cho chính mình nhưng có hỗ trợ mới tích cực còn không thì qua loa, đại khái.

Ngoài ra, nông dân không nên mở rộng diện tích trồng ớt tràn lan, tránh việc bị ép giá. Trước đó, giá ớt chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg thay vì gần 30.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân thua lỗ, phải phá bỏ vườn ớt đang thu hoạch.

Mức giá này đã tăng đồng loạt 600 đồng/kg so với tuần trước. Tuy nhiên, lượng hàng cà phê trong dân hiện nay không còn nhiều vì nông dân đã bán ra trong thời điểm giá còn thấp.

Hiện nay ở An Giang, phong trào nuôi cá heo nước ngọt trong bè, nhiều nhất là ở đầu nguồn huyện An Phú nơi tiếp giáp với biên giới Campuchia. Năm 2010 tại đây chỉ có khoảng 10 hộ nuôi cá heo trong bè, nay đã có hơn 50 hộ và nhiều hộ nơi đây đã trở nên khá, giàu với việc nuôi loại cá này.

Đầu năm 2012, có 20 hộ nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) liên kết nhau thành lập Tổ nuôi tôm an toàn bền vững (NTATBV) và đã mang lại nhiều lợi ích cho các hộ tham gia, đồng thời có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.