Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Nam Hướng Tới Cây Màu Trong Chiến Lược Chuyển Đổi Tiết Kiệm Nước

Quảng Nam Hướng Tới Cây Màu Trong Chiến Lược Chuyển Đổi Tiết Kiệm Nước
Publish date: Saturday. May 24th, 2014

Sau hơn một năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nền nông nghiệp Quảng Nam đã có diện mạo tươi sáng hơn, đưa giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với sản xuất lúa, trong đó cây ngô, cây lạc khẳng định tính ổn định và bền vững.

Tỉnh Quảng Nam chỉ có hơn 113.000 ha sản xuất nông nghiệp, mặc dầu cơ cấu cây trồng của tỉnh khá phong phú nhưng lúa vẫn là cây trồng chính với hơn 87.000 ha gieo trồng, chiếm tỉ lệ 54,7% diện tích gieo trồng cây hằng năm. Tuy nhiên phần lớn diện tích đất lúa có độ phì thấp nên hiệu quả canh tác không cao, mặt khác các tác động của biến đổi khí hậu như thực trạng thiếu nước do khô hạn, rét lạnh ở vụ đông xuân và nắng nóng ở vụ hè thu đã tăng rủi ro cho sản xuất lúa nước.

Năm 2013, ngành nông nghiệp tỉnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả. Một số cây trồng cạn đã được lựa chọn và mang lại hiệu quả rõ rệt: diện tích rau đậu các loại hơn 20.000 ha, trong đó có trên 13.500 ha rau quả thực phẩm, sắn hơn 14.000 ha, ngô 13.000 ha, lạc 10.000 ha và tăng dần sau khi tỉnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đến nay không kể trên 1.500 ha đất lúa nước trời đã được chuyển đổi, cả tỉnh có hơn 7.000 ha cây trồng cạn trong hệ thống đất lúa nước với nhiều mô hình luân canh cao hơn hẳn canh tác 2 vụ lúa. Trong đó hiệu quả cao nhất phải kể đến cây rau quả thực phẩm trên đất lúa cho tổng thu nhập từ 100 – 200 triệu đồng/ha/năm, tuy vậy lại thiếu ổn định về giá cả và sức tiêu thụ. Tiếp theo là lạc, ngô, tuy có thu nhập thấp hơn nhưng đang được tỉnh định hướng lựa chọn nhờ mức độ ổn định về thị trường.

Thực hiện chủ trương này, nhiều diện tích sản xuất lúa 2 vụ ở các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc đã chuyển sang cây rau màu đem lại giá trị lợi nhuận cao như ngô, bầu bí, rau màu, chuối lùn.

Tại cánh đồng màu thôn Phú Đông, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn có 6 ha được chuyển từ ruộng lúa sản xuất 2 vụ mà năng suất kém sang trồng bắp, đậu phụng, ớt, rau màu… Lý do chuyển đổi của bà con nông dân ở đây là vì: đầu ra của các cây này ổn định, hiệu quả kinh tế gấp 2-3 lần trồng lúa. Ví dụ đối với 1 sào ớt nếu giá ớt trung bình 5.000 đồng/kg thì 1 sào ớt thu từ 7,5 – 8 triệu đồng, gấp 3 – 4 lần sản xuất lúa.

Ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, có 539 ha đất nông nghiệp thì đã chuyển 139 ha diện tích đất sản xuất lúa 2 vụ bấp bênh sang trồng hoa màu, trong đó có 65 ha ngô, 45 ha lạc và 29 ha các loại cây trồng khác.

Ông Lương Văn Dũng ở thôn Lang Châu Bắc (huyện Duy Xuyên) canh tác 7 sào rau màu gồm ngô, bí, cà, mồng tơi… mỗi loại 1 sào, gia đình ông là một trong 20 hộ tham gia chương trình VietGAP chia sẻ: “1 sào bí Tara 888 thu được 3,2 tấn quả, với giá 6.000 đồng/kg, ông thu được trên 19 triệu đồng, gấp 10 lần sản xuất lúa”.

Ở thôn Bầu tròn, xã Đại An huyện Đại Lộc, cây lạc được trồng chuyên canh hoặc xen canh với cây ngô, đu đủ sản xuất trên đất chuyên trồng màu.

Phần lớn diện tích trồng lúa bấp bênh được chuyển sang trồng các mô hình có hiệu quả như: Lạc/ngô đông xuân – Lúa/ngô hè thu; Lúa đông xuân – Dưa hấu xuân hè – Lúa hè Thu; Dưa hấu đông xuân – Dưa hấu xuân hè – lúa hè thu; Lúa đông xuân – Ngô/lạc hè thu.

Độc đáo và thú vị phải kể đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Đại Lộc, trong cơ cấu đất lúa 5.400 ha thì nay chuyển sang luân canh với màu 1.000 ha. Trong đó có 200 ha chuyển sang trồng chuối lùn trên đất 2 vụ lúa mà năng suất đạt trên 7 tấn mỗi ha 1 vụ. Bà Nguyễn Thị Năm – thị trấn Ái nghĩa, huyện Đại Lộc cho biết, gia đình bà trồng 1 mẫu (5.000m2 = 10 sào) chuối lùn, mỗi năm thu được 50 triệu đồng, tương đương với 5 triệu đồng/sào.

Năm 2013 Quảng Nam có 13.333 ha ngô, hơn 10.000 ha lạc được gieo trồng. Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam cho biết: “Mục tiêu đề ra từ nay cho đến năm 2015, tỉnh cố gắng chuyển đổi từ 1.500 – 2000 ha lúa sang canh tác cây màu hoặc luân canh lúa với cây rau màu, và đến năm 2020 khoảng 5.000 ha đất lúa có tưới bố trí chuyển đổi luân canh với cây trồng cạn.

Trong tình trạng thiếu nước tưới như hiện nay thì cây màu là cây được lựa chọn trong việc chuyển đổi sử dụng tiết kiệm nước trong điều kiện biến đổi khí hậu”.

Trên con đường tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sự đa dạng phong phú về chủng loại cây trồng, những yêu cầu thực tế của thị trường, ngành nông nghiệp, các địa phương và bà con nông dân Quảng Nam không ngừng tìm tòi sáng tạo nhằm sử dụng phát huy tiềm năng thế mạnh của từng mùa vụ, từng chân đất, vùng đất, từng loại cây trồng để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Sau hơn một năm chuyển đổi, nền nông nghiệp Quảng Nam đã có diện mạo tươi sáng hơn, đưa giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với sản xuất lúa, trong đó cây ngô, cây lạc khẳng định tính ổn định và bền vững, các cây trồng khác mang lại hiệu quả cao nhưng vẫn còn nhiều bấp bên nên người dân chưa thực sự an tâm.

Do đó ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung cần chung tay xây dựng các chính sách cơ giới hóa cho cây trồng cạn, có các đề án xúc tiến về liên kết chế biến thị trường đầu ra cho cây trồng cạn.

"Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vẫn đang tiếp tực tập trung đẩy mạnh. Hai cây trồng được hướng đến trong công thức chuyển đổi đã dưa vào chủ trương của tỉnh là ngô và lạc vì đây là 2 cây có đầu ra tương đối ổn định, hiệu quả kinh tế gấp 2-3 lần trồng lúa nước. Năm 2013, Quảng Nam có 13.333 ha ngô, hơn 10.000 ha lạc được gieo trồng.

Mục tiêu đề ra từ nay cho đến năm 2015, tỉnh cố gắng chuyển đổi từ 1.500 – 2000 ha lúa sang canh tác cây màu hoặc luân canh lúa với cây rau màu, và đến năm 2020 khoảng 5.000 ha đất lúa có tưới bố trí chuyển đổi luân canh với cây trồng cạn.

Trong tình trạng thiếu nước tưới như hiện nay thì cây màu là cây được lựa chọn trong việc chuyển đổi sử dụng tiết kiệm nước trong điều kiện biến đổi khí hậu” - Ông Lê Muộn – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam.


Related news

Giá Cua Thương Phẩm Tăng Mạnh Giá Cua Thương Phẩm Tăng Mạnh

Theo phản ánh của người nuôi cua, hiện nay thương lái đến tận ruộng mua cua y với giá dao động từ 170 - 190 ngàn đồng/kg, cua gạch có giá từ 280 - 300 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 70.000 đồng/kg so với thời kỳ rớt giá.

Thursday. October 3rd, 2013
Triển Khai Mô Hình Sử Dụng Bã Nấm Để Trồng Rau, Hoa Triển Khai Mô Hình Sử Dụng Bã Nấm Để Trồng Rau, Hoa

Ngày 30-9, tại huyện Phú Lương, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể dinh dưỡng để trồng rau, hoa trong chậu.

Thursday. October 3rd, 2013
Xuất Khẩu Chính Ngạch Tôm Hùm, Cá Mú Xuất Khẩu Chính Ngạch Tôm Hùm, Cá Mú

Từ trước đến nay cá mú, tôm hùm sống đều lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch, thường xuyên bị ép giá. Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa đang đi đầu trong cả nước lập một dự án đưa cá mú, tôm hùm xuất khẩu chính ngạch bằng tàu thông thủy…

Friday. October 4th, 2013
Thả 400 Nghìn Cá Tra Giống Ra Hệ Thống Sông Ngòi Thả 400 Nghìn Cá Tra Giống Ra Hệ Thống Sông Ngòi

Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam cho biết, số cá tra giống này được thuần hóa giống bố mẹ lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, cho sinh sản tại cơ sở nuôi trồng của trung tâm cách đây 3 tháng. Cá tra là loại thủy sản được nuôi thả phổ biến ở miền Nam và trong những năm gần đây đã được nuôi thành công tại Quảng Nam. Đợt thả cá này mang tính chất thử nghiệm với mục đích qua sự chọn lọc của tự nhiên có thể lưu giữ nguồn gien giống cá tra, góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

Friday. October 4th, 2013
Nghề Nuôi Ong Mật Ở Động Đạt Nghề Nuôi Ong Mật Ở Động Đạt

Nuôi ong mật lâu nay là một trong những nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) bởi chi phí đầu vào thấp, người nuôi dễ tiếp cận với nghề. Để duy trì nghề nuôi ong mật, Hội Nông dân xã Động Đạt đã thành lập Chi hội Nuôi ong với 26 hội viên. Hàng năm, 500 đàn ong mật của các hội viên Chi hội đã cung ứng ra thị trường từ 10 đến 12 tấn mật.

Friday. October 4th, 2013