Rực đỏ mùa thu hoạch việt quất
Mọc chủ yếu tại vùng đầm lầy than bùn ở khu vực các nước ôn đới, trái nam việt quất (còn gọi là quất dây leo, việt quất đỏ) là loại quả nổi tiếng của vùng Bắc Mỹ, đặc biệt là Canada và Mỹ. Giá chính vụ của loại quả có màu đỏ, vị chua gắt này khoảng 15 USD một kg, nhưng bình thường có thể lên tới 25 USD một kg.
Vụthu hoạch việt quất tại Mỹ thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Trước tiên, người ta dẫn nước vào đầm lầy đến ngập cây việt quất. Sau đó, máy gặt đập được đưa vào để tách quả khỏi cành.
Vì nhẹ hơn nước, những quả việt quất sẽ nổi lên, tạo ra một bề mặt đỏ rực rỡ trên những đầm lầy.
Đây là hình ảnh trên cao của đầm lầy việt quất đang được thu hoạch tại bang Massachusetts, miền Bắc nước Mỹ. Người dân ở đây trồng giống cây này từ 150 năm trước. Ảnh: n-magazine.
Việc thu hoạch kéo dài trong suốt một tháng nên gây ra nhiều xáo trộn trong cuộc sống của những sinh vật đầm lầy. Một chú ếch xanh nổi lên để hít không khí giữa những quả việt quất đỏ mọng và đám lá úa nát. Ảnh: Reuters.
Trước đây, người Mỹ trồng việt quất theo mô hình trang trại gia đình. Nhưng ngày nay, với việc sử dụng máy móc trong quá trình thu hoạch và bảo quản, các hợp tác xã sẽ đứng ra chịu trách nhiệm chính. Ảnh: Reuters.
Người dân dùng ống nhựa, cào để vun việt quất lại thành đám.
Sau đó đưa lên máy rửa và chất vào xe.
Việt quất được chuyển vào các thùng gỗ trước khi đưa đến nơi tiêu thụ.
Mỗi năm, chỉ khoảng 5% lượng việt quất được tiêu thụ tại các chợ hoa quả, phần còn lại đều bán cho nhà máy để sản xuất nước ép trái cây, trái cây sấy, sốt, mứt. Tại Việt Nam, hạt giống việt quất có giá 30.000 đồng một gói (10 hạt), cây con cao khoảng 20-30 cm giá 150.000 đồng, trong khi giá quả tươi và sấy khô nhập khẩu là 2-3 triệu đồng một kg.
Related news
Thế nhưng, đang tồn tại một nghịch lý là hơn 150ha trồng cà phê, cây công nghiệp đã từng được coi là triển vọng xóa đói giảm nghèo cho xã, dường như đang bị “ngủ quên” bởi Công ty Cổ phần cà phê Thái Hòa hứa đầu tư rồi bỏ rơi nên người dân không mấy mặn mà…
Ngành điều đang đối mặt nhiều khó khăn khi diện tích canh tác bị thu hẹp, sản lượng không ổn định, cây giống già cỗi, sâu bệnh, trồng phân tán...
Dù thừa nhận thời gian bảo quản nấm chỉ từ 7-10 ngày, nhưng ông Huỳnh Tấn Đạt, trưởng phòng quản lý an toàn thực phẩm và môi trường Cục Bảo vệ thực vật, cho biết cơ quan chức năng chưa phát hiện có sự bất thường của nấm Trung Quốc.
Bà Sheela Thomas, Chủ tịch Ủy ban Cao su Ấn Độ, cho biết sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ ước đạt 85.000 tấn trong niên vụ 2013-2014.
Sau hơn 4 năm kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, diện tích cây trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP vẫn còn rất khiếm tốn, 65 tiêu chí kiểm soát bắt buộc phải thực hiện trong quá trình sản xuất trong khi giá bán sản phẩm không cao hơn khiến nông dân không mặn mà với quy trình này.