Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Atiso Thu Nhập 80 – 90 Triệu Đồng/ha/năm

Người Trồng Atiso Thu Nhập 80 – 90 Triệu Đồng/ha/năm
Publish date: Monday. December 23rd, 2013

Trong năm 2012 và 2013, diện tích cây atiso của huyện Sa Pa duy trì 32 ha, tập trung chủ yếu tại khu vực thị trấn và một số xã lân cận.

Mỗi năm huyện Sa Pa cung cấp hơn 1.000 tấn lá atiso cho Công ty Cổ phần Traphaco để chế biến các sản phẩm dược.

Cây trồng này có thể thu hoạch 7 lần/năm, ngoài lá, nông dân còn có thể tận thu nụ, củ, hoa và hạt atiso. Theo tính toán, trung bình mỗi ha cây atiso có thể nguồn thu 80 – 90 triệu đồng/năm.

Định hướng đến năm 2014, ngành nông nghiệp huyện sẽ mở rộng diện tích atiso đạt 51 ha tại các xã Sa Pả, Tả Phìn, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van và thị trấn Sa Pa.

Người trồng atiso được hỗ trợ phân bón, kỹ thuật chăm sóc, doanh nghiệp cung cấp hạt giống, bao tiêu sản phẩm.


Related news

Huyện Lạc Thuỷ (Hòa Bình) Có 125 Hộ Được Cấp Phép Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã Huyện Lạc Thuỷ (Hòa Bình) Có 125 Hộ Được Cấp Phép Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã

Tập trung chính ở các xã Đồng Tâm, An Bình, Thanh Nông, thị trấn Chi Nê. Điển hình nhất là hội gây nuôi động vật hoang dã xã Đồng Tâm duy trì hoạt động 23 hội viên với số động vật nuôi 500 con lợn rừng, 200 con nhím, 22 con hươu sao. Trong số động vật nuôi hoang dã, lợn rừng được người chăn nuôi tập trung mở rộng diện rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Wednesday. January 14th, 2015
Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) Triển Vọng Nghề Nuôi Hươu Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) Triển Vọng Nghề Nuôi Hươu

Sau hơn một năm nuôi thử nghiệm, những cá thể hươu trong mô hình “Chăn nuôi hươu lấy nhung và sinh sản” của Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), cho thấy sự thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông dân.

Wednesday. January 14th, 2015
Hưng Yên Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Hàng Hóa Hưng Yên Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Hàng Hóa

Tuy nhiên thực tế cho thấy những mô hình này đang phát triển theo hướng tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có định hướng lâu dài, dễ bị thị trường cùng hệ thống thương lái chi phối, hiệu quả kinh tế đem lại cũng vì thế mà bấp bênh. Chăn nuôi nhỏ lẻ khiến số hộ chăn nuôi; số lượng gia súc, gia cầm tăng lên ở mỗi địa phương nhưng nông hộ không có mức thu nhập tốt nhất, còn kéo theo ô nhiễm môi trường.

Wednesday. January 14th, 2015
Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng

Nghề nuôi vịt chạy đồng từ lâu đã trở thành một tập quán sản xuất của người dân vùng ĐBSCL. Những chiếc ghe lớn, hai tầng, chở theo những bầy vịt chạy đồng trên sông nước sau mùa gặt là những hình ảnh thân quen. Trong buổi sáng bình minh, trên những cánh đồng, những người chăn vịt cần mẫn, lam lũ cùng với những đàn vịt cất tiếng gọi nhau gợi lên một khung cảnh thanh bình, yên ả ở vùng quê.

Wednesday. January 14th, 2015
Gỡ Đầu Ra Cho Sữa Tươi Tại Huyện Gia Lâm (Hà Nội) Gỡ Đầu Ra Cho Sữa Tươi Tại Huyện Gia Lâm (Hà Nội)

Chiều 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn với sự tham gia của đầy đủ 3 "nhà": Nông dân, DN và nhà quản lý.

Wednesday. January 14th, 2015