Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn

Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn
Publish date: Saturday. June 20th, 2015

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại trên 212ha sắn, tỉ lệ hại từ 0,1 đến 90% cây, giai đoạn cây con - phát triển thân lá. Trong đó, các huyện Đồng Xuân bị gây hại 66ha sắn, Sông Hinh 63ha, Đông Hòa 6,2ha, Phú Hòa 15ha, Tây Hòa 3ha, Sơn Hòa 10,3ha, TX Sông Cầu 11ha...

Rệp sáp bột hồng là loại sâu hại nguy hiểm, rất khó phòng trừ và là đối tượng dịch hại mới ở Việt Nam, lây lan rất nhanh qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên phương tiện vận chuyển… Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại này sẽ phát tán, lây lan nhanh, có nguy cơ gây hại nghiêm trọng làm giảm năng suất, chất lượng sắn.

Tại buổi lễ, tiến sĩ Ignazio nhận định: Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật không thể diệt hết rệp sáp bột hồng, CIAT đang nghiên cứu ảnh hưởng thuốc trừ rệp sáp bột hồng tác hại đối với thiên địch. Cùng với đó, CIAT cũng đang nghiên cứu sử dụng ong ký sinh là biện pháp phòng trừ sinh học hữu hiệu đối với rệp sáp bột hồng…

Dịp này, Sở NN-PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị thuộc sở chỉ đạo UBND các xã có sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng gây hại nặng phối hợp cùng trạm bảo vệ thực vật khoanh vùng ổ dịch và tổ chức tiêu hủy theo quy trình nhằm khống chế nguồn lây bệnh trên diện rộng. Bên cạnh đó, địa phương cần vận động nhân dân không vận chuyển hom giống sắn từ khu vực đã bị nhiễm rệp sáp bột hồng đến các vùng khác, đặc biệt là không sử dụng cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng làm giống trong vụ trồng mới.


Related news

Chăm Sóc Lúa Đông Xuân Đảm Bảo “Ăn Chắc” Chăm Sóc Lúa Đông Xuân Đảm Bảo “Ăn Chắc”

Vụ lúa đông xuân 2014 - 2015, nông dân TP Cần Thơ xuống giống hơn 87.000 ha, lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, thời tiết đang trong mùa lạnh, thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại lúa phát triển, do đó lúa đông xuân cần được quan tâm chăm sóc và quản lý dịch hại tốt, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán 2015…

Thursday. January 15th, 2015
Những Cánh Đồng Trăm Triệu Ở Phúc Thọ (Hà Nội) Những Cánh Đồng Trăm Triệu Ở Phúc Thọ (Hà Nội)

Lâu nay, bà con nông dân vẫn có tập quán sản xuất theo thời vụ, mùa nào thức ấy. Thế nhưng, với sự hỗ trợ đắc lực của các tiến bộ kỹ thuật, mô hình trồng cây trái vụ đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chính vụ. Điều đó được chứng minh thực tế tại huyện Phúc Thọ.

Thursday. January 15th, 2015
Sản Xuất Rau Chứng Nhận VietGAP Hiệu Quả Bền Vững Sản Xuất Rau Chứng Nhận VietGAP Hiệu Quả Bền Vững

Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.

Thursday. January 15th, 2015
Ông Nguyễn Trí An Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao Ông Nguyễn Trí An Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao

Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.

Thursday. January 15th, 2015
Đổi Đời Nhờ Trồng Cây Quý Hiếm Đổi Đời Nhờ Trồng Cây Quý Hiếm

Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.

Thursday. January 15th, 2015