Phú Yên Mất Trắng Vụ Nuôi Tôm Hùm
Những ngày qua, tôm hùm trong các lồng nuôi của bà con ngư dân xã An Hòa, huyện Tuy An (Phú Yên) đột ngột chết hàng loạt, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Chúng tôi đến khu vực Hòn Yến, xã An Hòa giữa lúc bà con đang kéo những lồng nuôi tôm hùm bị chết lên khỏi mặt nước. Đang loay hoay tại hồ nuôi vớt những con tôm bị chết, anh Đoàn Văn Tâm buồn rầu cho biết: Người dân ở đây mua tôm hùm giống giá từ 200.000 đến 350.000 đồng/con.
Đa số các hộ nuôi ở đây vay tiền ngân hàng để mua giống về ươm đến khoảng 3 tháng thì xuất bán cho các hộ nuôi tôm hùm thịt ở trong và ngoài tỉnh, chủ yếu bán cho người nuôi tỉnh Khánh Hòa. “Riêng gia đình tôi thả ươm 6 lồng tôm hùm, mỗi lồng khoảng 300 con. Đến nay, tôm ươm khoảng hơn 1 tháng, nhưng mấy ngày qua tôm nuôi bị chết với số lượng nhiều, tổng thiệt hại hơn 100 triệu đồng”.
Cùng chung số phận với gia đình anh Tâm, ông Lê Thành Nhân cho biết: “Vợ chồng tôi suốt ngày bám biển để mưu sinh. Vừa rồi hai nhà nội, ngoại mới cho mượn 120 triệu đồng để nuôi tôm giờ thì mất trắng. Nếu tôm tiếp tục chết nữa, chắc chúng tôi phải bán nhà để trả lãi ngân hàng”.
Sau khi người dân ở xã An Hòa phản ánh tình trạng hàng trăm lồng tôm bị chết. Trạm Thú y huyện Tuy An đã đi kiểm tra khu vực nuôi. Nguyên nhân ban đầu được xác định, tôm nuôi bị chết hàng loạt là do nguồn nước bị ô nhiễm.
Theo thống kê ban đầu của UBND xã An Hòa, vụ nuôi tôm năm 2014 có 1.200 lồng của 115 hộ trong xã thả nuôi gần 250.000 con tôm hùm giống chiếm hơn 1/3 tổng số lồng nuôi trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở khu vực Hòn Yến. Tôm thả nuôi từ 3 đến 5 tháng, sinh trưởng tốt.
Tuy nhiên, trong 10 ngày qua có hơn 6.000 – 21.00 con tôm ươm nuôi ở khu vực Hòn Yến đột nhiên bị chết. Mỗi hộ nuôi bị thiệt hại ít nhất từ 100 đến 600 con, có hộ số lượng tôm chết trên 80% diện tích hồ nuôi. Ước tổng thiệt hại khoảng 30 tỉ đồng cho ngư dân xã này.
Để hạn chế thiệt hại trước mắt, các ngành chức năng huyện Tuy An khuyến cáo, các hộ nuôi tôm sử dụng thuốc chống sốc nước, hạ thấp lồng bè nuôi xuống đáy nước, hoặc chuyển lồng bè nuôi đến khu vực khác. Ngoài ra, Trạm Thú y huyện còn hướng dẫn người nuôi tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng để tôm dễ lột xác, bổ sung các loại khoáng chất như can xi, phốt pho và vitamin C tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Related news
Nghề sản xuất nghêu giống mang lại thu nhập cao cho nông dân (Ảnh chụp tại trại nghêu giống ông Trần Văn Vinh – xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang)
Từ đầu năm đến nay, hầu hết các loại nông sản đều giảm giá mạnh, nhưng cam sành vẫn giữ được giá cao với gần 30.000 đồng/kg nên rất nhiều người đã đốn nhãn, dừa.
Trong những năm qua, để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện Văn Bàn (Lào Cai) đã tập trung hỗ trợ nông dân về kỹ thuật sản xuất; cách phòng, chống dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là xây dựng mô hình trình diễn. Mặc dù qua đánh giá, các mô hình trình diễn đều mang lại hiệu quả cao, người dân rất phấn khởi tham gia, nhưng khả năng nhân rộng lại hạn chế. Nguyên nhân là do khó tìm được đầu mối cung ứng giống, đòi hỏi đầu tư, thâm canh cao, thị trường tiêu thụ không ổn định... Những khó khăn đó đòi hỏi khi xây dựng mô hình cần phải tìm hiểu kỹ để khắc phục những hạn chế trên.
Hiện nay, năng suất bình quân của cây mía tại Đồng Nai đạt khoảng trên 59 tấn/hécta/năm. Tuy nhiên, một số nông dân trong tỉnh lại có “bí quyết” đẩy năng suất mía cao gấp 1,5 - 2 lần mức bình quân.
Cây cam sành ở nước ta được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ…