41.600 tấn thịt gà Mỹ đã nhập khẩu vào Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định phê duyệt Đề án quản lý nhập khẩu đến năm 2020 phù hợp với các cam kết quốc tế. Trong đó, một trong những biện pháp được đề cập là tăng cường xây dựng hàng rào kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Ngành chăn nuôi trong nước đón nhận thông tin này như một tín hiệu lạc quan trong bối cảnh đang bị tấn công ồ ạt bởi hàng nhập khẩu, đặc biệt là bò Australia và gà Mỹ khiến ngành này điêu đứng.
Thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, lượng thịt gà Mỹ nhập khẩu về Việt Nam đã lên đến 41.600 tấn, chiếm tới 61,3% tổng lượng thịt gà nhập khẩu. Riêng đùi gà nhập khẩu thì hàng Mỹ gần như độc quyền khi chiếm tới 98%. Trong khi đó, hiện có tới 30 quốc gia đang cấm nhập khẩu thịt gà Mỹ do cúm gia cầm.
Ông Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho biết: “Mỹ hiện nay có nhiều bang đang bị cúm gia cầm, những bang khác thì có thể nhập vào nhưng phải chứng minh được chất lượng, xuất xứ không đến từ những vùng có dịch”.
Thực tế nhiều nước ở châu Âu hiện đang cấm nhập khẩu thịt gà Mỹ vì chăn nuôi gà ở Mỹ có sử dụng các hóa chất mà châu Âu chưa cho phép. Hiệp hội chăn nuôi gia cầm cho rằng, trong thời gian tới, cần phải kiểm soát các chất kháng sinh trong sản phẩm nhập khẩu.
Ngoài ra, bảo vệ người tiêu dùng trong nước cần có quy định rõ ràng về xuất xứ, cho phép từ khi sản xuất đến khi hết hạn sử dụng là 6 tháng. Các nước khác muốn xuất hàng phải theo quy định này. Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, chỉ nên cho nhập nguyên con với gà nhập khẩu. Còn với thịt bò, phải có quy định giới hạn trọng lượng.
Các chuyên gia trong ngành chăn nuôi cũng cho rằng, cần tăng cường vai trò của chính những người chăn nuôi, người sản xuất khi xây dựng hàng rào kỹ thuật để vừa đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, nhưng cũng hỗ trợ chăn nuôi trong nước phát triển.
Related news
Trước thực trạng chăn nuôi của nhiều địa phương đang gặp khó khăn, tổng đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng giảm. Nhưng với mô hình liên kết trong chăn nuôi giữa các hộ dân với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã và đang mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi.
Cùng với cây hành, cây tỏi và các loại cây trồng vật nuôi khác, trong những năm qua nhiều người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã phát triển mô hình chăn nuôi bò. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi mà còn có thể góp phần giúp người dân tự túc được một phần thực phẩm.
Trên địa bàn xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có nhiều mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao và đang được tuyên truyền, nhân rộng.
Trong thời gian qua, hiệu quả kinh tế mà cây dược liệu mang lại cho người dân trên địa bàn các huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, mở ra hướng giúp người dân vùng cao phát triển kinh tế và làm giàu. Phát triển cây dược liệu đang là lợi thế ở vùng cao trên địa bàn tỉnh.
Tại Tiền Giang, thời điểm hiện tại, thương lái đến tận vườn thu mua thanh long ruột trắng với giá 20.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg so với tháng trước; thanh long ruột đỏ có giá khoảng 70.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với tháng trước.