Phụ Phí Đè Thủy Sản
Quá nhiều phụ phí khiến giá thành tăng, làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu
Ngày 31-7, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết vừa ký văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Hải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) thủy sản về các loại phí phụ thu của các hãng tàu và cảng Cát Lái.
Một container cõng hàng chục loại phí
Theo phản ánh của các DN, có hàng chục phụ phí các loại đang đổ lên vai chủ hàng. Chỉ tính riêng các loại phụ phí được công bố thì đã có gần 10 loại: Phí dịch vụ container (THC), phí mất cân đối container (CIC), phí vệ sinh container, phí đặt cược container (đối với hàng đông lạnh), phí tắc nghẽn cảng (PCS)...
Ngoài ra, chủ hàng còn phải đóng thêm các loại phí khác như phí thủ tục, phí hóa đơn, phí lưu kho bãi, phí cầu đường, phí giao hàng lẻ theo container... Đặc biệt, một số loại phí là do các cảng thu nhưng thực tế các chủ tàu thu trực tiếp từ DN rồi nộp cho cảng (phí THC) nhưng với mức thu cao hơn nhiều so với mức nộp để hưởng chênh lệch.
Ví dụ, mức thu của cảng 20 USD/cont 20 feet và 35 USD/cont 40 feet, chủ tàu thu 60-70 USD/cont 20 feet và 100-120 USD/cont 40 feet.
Có một số loại phí các hãng tàu thu rất bất hợp lý như phí CIC. Các DN cho rằng phí này phải tính vào cước vận chuyển ở đầu nước xuất khẩu và thu vào những thời điểm có sự mất cân đối lượng container giữa 2 đầu nhưng hiện nay các hãng tàu vẫn thu từ các DN Việt Nam để bù lỗ cho họ.
Nhiều hãng tàu thu các loại phí nhưng không thông báo hoặc thông báo trong thời gian rất ngắn, với mức thu rất khác nhau, gây rất nhiều khó khăn cho DN Việt Nam. Việc thu các phụ phí quá lớn như vậy sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, dẫn đến giá thành tăng, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN XNK do chi phí phát sinh sau khi đã ký kết hợp đồng.
Theo tính toán của các DN, các loại phí này tăng 20%-30% so với cùng kỳ. Chưa kể, trong những năm gần đây, giá cước vận tải biển tại Việt Nam vẫn cao hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines... từ 10%-15%/cont 20 feet, đang làm mất đi khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam xuất khẩu.
Tăng phí thiếu hợp lý
Theo ông Hòe, mới đây, VASEP còn nhận nhiều phản ánh từ các DN hội viên về việc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn thông báo tăng hàng loạt phí từ ngày 15-7 với mức tăng khá cao. VASEP cho rằng việc tăng các loại phí này thiếu hợp lý vì hầu hết lỗi không do DN.
Hàng khó lưu thông, DN phải chịu thêm chi phí phát sinh lưu kho bãi bên cạnh việc gánh thêm các loại phụ phí khác đang đua nhau tăng. Điều này đang là gánh nặng đè lên vai các DN XNK.
Đặc biệt, thời gian qua, việc áp dụng thu các loại phụ phí trên chưa có một cơ chế quản lý, giám sát và hướng dẫn đồng bộ của các cơ quan quản lý chức năng có thẩm quyền nên các chủ tàu nước ngoài có thể đơn phương áp thêm một số loại phụ phí cho các DN XNK Việt Nam...
Related news
Hiện mô hình nuôi tôm ao nhỏ khoảng 2.000m2 có xi phông đáy đang được nhiều trang trại khác ứng dụng. Tân Nam cũng là điểm sáng trong việc bảo vệ môi trường và cộng đồng.
Nghề nuôi cá lồng bè trên biển tại Kiên Giang vẫn mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX, chăm sóc quản lý sức khỏe cá...
Trước đây, người dân chỉ bắt sò giá loại lớn để làm thức ăn cho tôm hùm. Nhưng hiện nay, vì thương lái đổ xô mua loại sò này với giá cao nên người dân khai thác triệt để.
Từ đầu năm đến nay, lượng mưa ít, nắng nóng gay gắt kéo dài nên phần lớn các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị khô hạn, ảnh hưởng lớn đến nuôi cá vụ ba.
Gần như tất cả gà và các sản phẩm thịt gà được bán ở Hoa Kỳ đến từ gà nở, nuôi và chế biế tại Hoa Kỳ.