Hà Nội Phun Thuốc Dập Dịch Sâu Róm Hại Thông

Ngày 11.9, Trung tâm Phát triển rừng Hà Nội cho biết, nhiều ổ dịch sâu róm có mật độ dày đặc, ăn trụi lá non và lá bánh tẻ, đặc biệt, một số diện tích thông tại xã Phù Linh và Nam Sơn bị hại nặng.
Mật độ sâu phổ biến khoảng 300 -400 con/cây, cục bộ có nơi 1.000 con/cây (NTNN đã đưa tin). Theo thống kê, diện tích rừng thông bị sâu hại trên địa bàn huyện Sóc Sơn lên tới 45ha. Sau khi phát hiện ổ dịch, Trung tâm phát triển rừng Hà Nội chọn 2 loại thuốc phun dập dịch.
Đến thời điểm này, 30ha trên tổng số 45ha thông của huyện đã được phun và dập dịch bằng thuốc trừ sâu sinh học. Dự kiến đến ngày 20.9 sẽ phun xong các diện tích còn lại.
Related news

Mới đây, tại xã Vĩnh Xương (TX Tân Châu, An Giang), đã diễn ra lớp tập huấn “Kỹ thuật quản lý dịch bệnh trên cá tra” cho hơn 60 hộ nông dân.

Bộ Nông nghiệp cho biết sẽ tăng sản lượng xuất khẩu tôm sú thay cho tôm thẻ chân trắng để tận dụng lợi thế cạnh tranh về giá.

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật sản xuất cây mắc ca. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho mắc ca phát triển tại Việt Nam.

Theo kết quả đánh giá sơ bộ từ một số mô hình trồng rau trong nhà lưới, lợi nhuận nông dân thu được từ trồng rau trong nhà lưới cao hơn khoảng 1,2 triệu đồng/mô hình (500m2)/vụ và giảm từ 5 - 6 lần phun thuốc trừ sâu so với mô hình bên ngoài.

Người dân xã Duy Hải (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) phát triển trồng cây môn hương trên đất cát đem lại thu nhập khá, đạt 200 triệu đồng/ha, đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.