Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Canh Cà Phê Vẫn Còn Nhiều Vướng Mắc

Tái Canh Cà Phê Vẫn Còn Nhiều Vướng Mắc
Publish date: Monday. July 7th, 2014

Theo tính toán của ngành nông nghiệp tỉnh thì khi tái canh 1 ha cà phê theo hình thức trồng mới lại hoàn toàn, người nông dân phải bỏ ra chi phí khoảng 150 triệu đồng trong 3 năm đầu, còn nếu ghép chồi thì cũng phải chi phí ban đầu khoảng 50 triệu đồng.

Đây là một số tiền lớn nên nhiều nông dân “ngại” bỏ tiền ra đầu tư. Một số hộ khác thì do diện tích đất, chất lượng cây trồng kém, năng suất, sản lượng thấp… nên những năm qua không tích lũy được thì nay không có vốn để thực hiện tái canh.

Để thiết thực hỗ trợ nông dân trồng cà phê, Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT Việt Nam đã thông qua gói tín dụng 10.000-12.000 tỷ đồng trong chương trình tái canh cà phê của Bộ Nông nghiệp - PTNT để cho vay tái canh cà phê ở các tỉnh Tây nguyên trong giai đoạn 2013-2015. Thực tế, ở Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, các địa phương này đã có gần 2.000 khách hàng được vay, với tổng dư nợ trên 256 tỷ đồng.

Còn ở Đắk Nông, chương trình này đến nay vẫn chưa được triển khai. Về vấn đề này ông Lê Văn Công, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT tỉnh cho biết: “Hiện nay, đơn vị vẫn chưa được cấp vốn theo chương trình này của Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT Việt Nam.

Tuy nhiên, những hộ dân, doanh nghiệp nào muốn vay vốn để tái canh thì ngân hàng vẫn sẵn sàng. Về lãi suất thì đơn vị huy động thế nào sẽ cho vay với mức hợp lý thế ấy và yêu cầu bên vay vốn phải đảm bảo tốt những yêu cầu về hồ sơ, thủ tục, tài sản thế chấp”.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có tổng diện tích cà phê hơn 114.000 ha, trong đó 97.837 ha cà phê kinh doanh. Điều đáng nói là so với mức năng suất trung bình trong cả nước là 2,35 tấn/ha thì ở tỉnh ta chỉ đạt 2,22 tấn/ha.

Toàn tỉnh có tới 30% diện tích cà phê kinh doanh cần được tái canh trong thời gian từ 5-10 năm tới đây. Theo ngành nông nghiệp tỉnh thì nguyên nhân chính là do nhiều diện tích được bà con trồng ngoài quy hoạch, thiếu nước tưới, cây giống và cách thức chăm sóc không đảm bảo.

Ông Hồ Gấm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT thừa nhận: “Ngành đã có quy hoạch về việc phát triển cây cà phê nhưng mới là quy hoạch chung. Quá trình triển khai quy hoạch đã có nhiều điểm không phù hợp, còn quy hoạch chi tiết thì vẫn chưa thực hiện được”.

Điều này cũng lí giải vì sao các ngân hàng thương mại trên địa bàn ngần ngại trong việc cho nông dân vay tái canh bởi họ không nắm được cơ sở chắc chắn về hiệu quả sử dụng vốn.

Không những thế, qua 3 năm triển khai chương trình tái canh, quá trình gieo ươm và cấp phát giống cho nông dân cũng đã bộc lộ không ít việc chưa phù hợp. Trong đó, việc cơ quan chuyên môn cấp giống về cho tỉnh muộn đã ảnh hưởng đến thời vụ xuống giống của nông dân. Hơn thế, việc đảm bảo chất lượng cây giống cũng không hề dễ.

Có thể nói, những vướng mắc trên là vấn đề căn cơ cần được cơ quan chuyên môn, ngành chức năng tập trung tháo gỡ trong thời gian tới, góp phần giúp nông dân, doanh nghiệp “nâng tầm” cho cây trồng chủ lực này.


Related news

Thực hiện rải vụ trên cây xoài là hướng đi tất yếu Thực hiện rải vụ trên cây xoài là hướng đi tất yếu

Đó là ý kiến của Phó giáo sư - Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó Cục Trưởng Cục trồng trọt tại hội thảo rải vụ xoài cấp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2015 (lần 2) do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp tổ chức ngày 16/7. Hơn 120 đại biểu đến từ các tỉnh: Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang đến dự.

Friday. July 17th, 2015
Xây dựng nhãn hiệu chanh đào Lạng Giang (Bắc Giang) Xây dựng nhãn hiệu chanh đào Lạng Giang (Bắc Giang)

Nhờ trồng chanh đào, nhiều nông dân huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Friday. July 17th, 2015
Người nuôi tôm hùm lao đao vì trượt giá, lỗ lớn Người nuôi tôm hùm lao đao vì trượt giá, lỗ lớn

Người nuôi tôm hùm Khánh Hòa đang lao đao vì giá giảm chưa từng thấy vào cuối vụ xuất bán. Hiện tôm hùm đã giảm giá từ 500.000 - 600.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Saturday. July 18th, 2015
Tử huyệt của ngành mía đường Tử huyệt của ngành mía đường

Trong khi ngành mía đường nhiều nước phát triển vượt bậc, nhất là các nước ASEAN thì ở Việt Nam, ngành này lại yếu về mọi mặt, đặt ra đòi hỏi Chính phủ phải đóng vai trò chính trong vận hành, quản lý…

Saturday. July 18th, 2015
Choáng váng với chùm nho giá gần 200 triệu đồng Choáng váng với chùm nho giá gần 200 triệu đồng

Chỉ vỏn vẹn 26 quả và nặng gần 0,7kg nhưng một chùm nho Ruby Roman mới đây đã được bán với mức giá gần 200 triệu đồng khiến nhiều người choáng váng.

Saturday. July 18th, 2015