3 mô hình sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình cho mía ở Tây Ninh
Mía là loại cây trồng thuộc nhóm thực vật C4, cần nhu cầu dinh dưỡng cao để cho sản lượng lớn. Ngoài những chất đa lượng cần thiết như đạm, lân, kali, cây mía cũng rất cần cung cấp đủ nguyên tố dinh dưỡng trung lượng khác như canxi, manhê, silic… và vi lượng để đạt được năng suất, chất lượng cao hơn.
Bón lân nung chảy Ninh Bình nâng năng suất mía
Phân tích cây mía khi thu hoạch cho thấy, ruộng mía có năng suất 100 tấn mía cây, cây lấy đi hết 142 - 200kg N, 42 - 85kg P205, 314 - 425kg K20, 40kg Ca0, 47kg Mg0, 25kg S, 400kg Silic, 6kg Na, 2 - 3kg Fe, 1kg Mn, 0,11 - 0,05kg Cu, 0,02 - 0,05kg Zn, 0,1 - 0,2kg B và 0,001kg B.
Do vậy, việc cung cấp đủ lượng, loại dinh dưỡng theo nhu cầu cho mía là một giải pháp kỹ thuật quan trọng góp phần gia tăng hiệu quả và thu nhập cho nông dân.
Phân lân nung chảy Ninh Bình khi bón phối hợp với urê, kali hoặc các phân chứa đạm, kali khác ở mức phù hợp sẽ tạo được một nguồn dinh dưỡng đầy đủ, cân đối đáp ứng tốt nhu cầu của mía, đồng thời giúp cải tạo, nâng cao độ phì của đất trồng mía tại địa phương, nhất là những loại đất phèn, đất xám bạc màu…
Để chứng minh bằng thực tiễn sản xuất, năm 2017 Cty CP Phân lân Ninh Bình đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh triển khai 3 mô hình ứng dụng phân lân nung chảy Ninh Bình tại 3 hộ nông dân ở 3 xã thuộc 3 huyện khác nhau là Châu Thành, Dương Minh Châu và Bến Cầu. Quy mô mỗi mô hình là 1ha với mức bón 1.000kg/ha, phân được bón lót 100% cùng với phân bã bùn của nhà máy đường và một số phân chứa đạm, kali theo qui trình được khuyến cáo bởi Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh.
Kết quả từ 3 mô hình cho thấy rất rõ về sự gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả so với ruộng đối chứng theo phương pháp sử dụng phân bón phổ biến hiện tại ở địa phương. Cụ thể như sau:
Tại huyện Bến Cầu: Năng suất đạt 115 tấn/ha so với đối chứng là 113 tấn/ha, tăng 2 tấn/ha (tương đương 1,77%), hàm lượng đường CCS là 9,2 cao hơn đối chứng (9,1) tương đương 1,098%. Lợi nhuận đạt 55.352.000 đồng/ha, cao hơn so với đối chứng (đạt 49.732.000 đồng/ha) là 5.620.000 đồng/ha (tương đương 11,30%).
Tại huyện Dương Minh Châu: Năng suất đạt 120 tấn, so với đối chứng là 118 tấn, tăng 2 tấn (tương đương 1,69%) và hàm lượng đường CCS là 9,1 so với đối chứng đạt 9,05 là 0,05 (tương đương 0,55%). Lợi nhuận đạt 55.082.000 đồng/ha tăng hơn so với đối chứng (51.042.000 đồng/ha) là 4.040.000 đồng/ha (tương đương 7,92%).
Tương tự phân tích ở trên, tại huyện Châu Thành năng suất đạt 150 tấn/ha so với đối chứng 148 tấn/ha vượt 2 tấn/ha (tương đương 1,35%) và hàm lượng đường tăng 0,1 (tương đương 1,04%). Lợi nhuận đạt 79.320.000 đồng/ha cao hơn đối chứng (đạt 73.699.000 đồng/ha) là 5.621.000 đồng/ha (tương đương 7,623%).
Bên cạnh kết quả về năng suất, hiệu quả kinh tế như trên, theo ông Nguyễn Văn Nhân - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh tại 2 cuộc hội thảo ở huyện Dương Minh Châu, Châu Thành đều khẳng định: “Mía ở ruộng mô hình đều cho kết quả khá tốt không chỉ về năng suất, chất lượng mà còn có hiệu quả trong việc chống chịu của mía đối với sâu đục thân so với đối chứng”.
Ông Nguyễn Văn Nhân giải thích: “Sự cung cấp đủ các chất silic, canxi có trong phân lân nung chảy đã giúp vỏ cây mía cứng cáp hơn giúp cây không chỉ chống đổ ngã mà còn hạn chế được sự phá hại của sâu đục thân, một loại sâu khá nguy hiểm cho mía”.
Theo ông Nguyễn Văn Thiệt ở xã Hảo Đước, huyện Châu Thành trực tiếp làm mô hình, ruộng mía của nhà ông năm nay năng suất sẽ không dưới 150 tấn/ha. Việc sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình đã giúp có được năng suất mía cao, còn phù hợp cho đất có nhiều phèn, nghèo dinh dưỡng và loại phân này rất dễ áp dụng.
Từ hiệu quả của 3 mô hình áp dụng phân lân nung chảy Ninh Bình đã chứng minh thực tế làm gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả so với đối chứng, tạo niềm tin cho không chỉ cho các hộ nông dân trực tiếp thực hiện mô hình mà còn cho những nông dân tham dự hội thảo, hứa hẹn nhiều triển vọng vào những vụ mía trong tương lai. Khuyến cáo và mở rộng diện tích áp dụng loại phân này sẽ góp phần thiết thực vào thắng lợi chung cho ngành mía của tỉnh Tây Ninh.
Có được kết quả trên là do phân lân nung chảy Ninh Bình là một hợp chất dinh dưỡng, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng lân cho cây trồng, còn cung cấp chất vôi từ 28 - 34%, chất magiê từ 16 - 20% có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất. Ngoài ra chất magiê còn là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây giúp cây trồng tăng khả năng quang hợp, tổng hợp các hợp chất hữu cơ; chất silic từ 25 - 30% giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết và các chất vi lượng B, Zn, Fe,Cu, Co, Mn, rất cần thiết cho cây trồng.
Phân lân nung chảy Ninh Bình: Có tính kiềm, pH > 8 có tác dụng điều chỉnh độ chua, cải tạo đất; không tan trong nước mà tan hết trong môi trường chua của đất và dịch của rễ cây trồng tiết ra, nên không bị rửa trôi.
Phân lân nung chảy Ninh Bình: Có dạng viên, dạng hạt và dạng bột không trộn bất kỳ loại phụ gia nào khác.
Điểm ưu việt của phân lân nung chảy Ninh Bình: Nguyên liệu sản xuất từ các khoáng chất tự nhiên, sản xuất bằng công nghệ nhiệt độ cao, trong quá trình sản xuất không sử dụng hóa chất.
Phân lân nung chảy Ninh Bình tên quốc tế là FMP Ninh Bình, do các điểm ưu việt nói trên, tháng 7/2017 FMP Ninh Bình đã được cơ quan chứng nhận hưu cơ Úc chứng nhận là một sản phẩm đầu vào thích hợp cho nông nghiệp hữu cơ tại Úc.
Related news
Trổ hoa là một quá trình phát triển sinh lý của cây trồng nói chung, cây mía nói riêng. Đối với người làm công tác lai tạo giống phải xử lý cho mía ra hoa
Kỹ thuật ủ chua ngọn mía do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh thực hiện đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt thức ăn xanh chăn nuôi
Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, có thể ép lấy nước giải nhiệt rất tốt vào mùa hè. Kỹ thuật trồng cây mía đúng cách