Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phối Hợp Ngăn Chặn Tình Trạng Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Phối Hợp Ngăn Chặn Tình Trạng Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi
Publish date: Sunday. June 24th, 2012

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, Công an, Tài chính, Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp, có biện pháp xử lý nghiêm để ngăn chặn tình trạng nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Báo cáo của Bộ Công an vừa qua cho thấy, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi diễn ra công khai và ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong 3 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện trong thức ăn chăn nuôi có 13/268 mẫu (4,8%); thuốc thú y 2/18 mẫu (11,1%); thịt, gan, lợn 8/179 mẫu (4,4%); nước tiểu lợn 7/108 mẫu (6,4%).

Qua kiểm tra tại 15 tỉnh từ Bắc Giang đến Quảng Nam đã phát hiện có 3 mẫu dương tính với nhóm beta – agonist (Hải Dương 1; Hòa Bình 1; Bắc Ninh 1).

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng sử dụng chất cấm hiện nay là do việc phát hiện, quản lý, xử lý chất cấm có một số vấn đề bất cập.

Chất cấm chủ yếu được nhập lậu từ nước ngoài, nhưng việc kiểm tra, phân tích, lẫy mẫu tại các cửa khẩu còn bị buông lỏng, chưa có cơ quan chuyên trách kiểm soát tại các cửa khẩu.

Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi đầu vào còn rất hạn chế; đặc biệt là hạn chế trong việc chấp hành pháp luật của người dân, một bộ phận người dân chưa được tuyên truyền đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng đối với sức khỏe khi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Chất cấm trong chăn nuôi mà dư luận đang quan tâm hiện nay có 3 chất chính là Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine thuộc nhóm Beta-agonist. Chúng có tác dụng làm giãn phế quản, điều khiển các chất dinh dưỡng hướng tới mô cơ, tăng quá trình sinh tổng hợp protein để tích lũy nạc và giảm sinh tổng hợp mỡ, giảm tích lũy mỡ trong cơ thể.

Nếu vật nuôi sử dụng nhiều và con người ăn phải các loại thực phẩm có chứa các chất trên thì có thể bị ngộ độc gây run cơ, đau tim, sẩy thai ở phụ nữ, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Related news

Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch Ở Tân Yên Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch Ở Tân Yên

Xác định chăn nuôi lợn là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa thành lập Hội Chăn nuôi lợn sạch nhằm liên kết người sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững.

Monday. November 3rd, 2014
Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên

Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.

Tuesday. November 4th, 2014
Nông Dân Đắk Lắk Nông Dân Đắk Lắk "Đau Đầu" Vì Nạn Trộm Cắp Cà Phê

Người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào vụ mùa cà phê mới. Bên cạnh việc tất bật tìm nhân công thu hái, bảo vệ vườn cây, nhiều hộ dân còn “đau đầu” với nạn hái trộm cà phê đang diễn ra từng ngày với thủ đoạn rất liều lĩnh, manh động.

Tuesday. November 4th, 2014
Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

Tuesday. November 4th, 2014
Chặt Cao Su Rồi Trồng Cây Gì? Chặt Cao Su Rồi Trồng Cây Gì?

Giá mủ cao su đầu mùa khai thác nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn khiến nhiều người có diện tích cao su lớn bỏ cạo để dưỡng cây, chờ giá nhích lên tí đỉnh rồi cạo. Bởi nếu cạo với giá mủ thấp nhưng phải thuê nhân công làm trọn gói từ a tới z sẽ không lời đồng nào, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng leo thang.

Tuesday. November 4th, 2014