Phó Thủ Tướng Lào Đánh Giá Cao Dự Án Cao Su Của Việt Nam
Công ty đã giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương của Lào với lương bình quân 200 USD/tháng.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hôm nay (7/5), tại huyện Mouangphin, tỉnh Savanakhet, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty cổ phần Quasa-Geruco đã làm lễ ra quân khai thác mủ cao su đầu tiên. Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào Việt Nam đến dự.
Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath trao Huân chương Lao động hạng Hai của Đảng và Nhà nước Lào cho Công ty Cao su Việt Nam
Đây là một phần dự án 10.000 ha mà Công ty cổ phần Quasa-Geruco triển khai tại tỉnh Savanakhet (Miền trung Lào). Chúc mừng kết quả các dự án của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam triển khai tại tỉnh Savanakhet, Phó Thủ tướng Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Somsavad Lengsavath nhấn mạnh: “Tôi xin thay mặt chính phủ Lào và tỉnh Savanakhet chân thành cảm ơn tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo hai nước, sang đầu tư tại tỉnh Savanakhet và các tỉnh của Lào. Trong thời gian 7 năm đã chứng kiến kết quả của các đồng chí. Hôm nay, sự cố gắng của các đồng chí đã trở thành hiện thực”.
Phó Thủ tướng Lào đánh giá, bên cạnh việc đầu tư hiệu quả, Công ty Quasa-Geruco còn thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trong vùng dự án như kéo điện, làm đường, khoan giếng, xây đập tràn, xây dựng sửa chữa chùa, xây dựng trường học và các hoạt động phúc lợi khác với tổng số tiền trên 2,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty còn tổ chức đào tạo đội ngũ công nhân về kỹ thuật cho Lào, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương của Lào với mức lương bình quân 200 USD/tháng.
Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath đã cảm ơn và đánh giá cao hoạt động hiệu quả của Công ty cổ phần Quasa-Geruco trong 7 năm qua, nhấn mạnh rằng Công ty đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đất vốn chịu nhiều hậu quả của chiến tranh và coi đây là một ngày lịch sử của tỉnh Savanakhet trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững.
Related news
So với cùng kỳ năm ngoái, XK nhân điều trong 11 tháng qua đã tăng 18,2% về lượng và 22,6% về giá trị. Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của nhân điều Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm nay, Mỹ chiếm 32,79% giá trị điều XK của Việt Nam, tiếp đó là Trung Quốc 15,02%, Hà Lan 11,17%...
Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, họ luôn có khát khao cháy bỏng. Một trong những mong ước đó là muốn làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương và dạy dỗ con cái trưởng thành. Chúng tôi đã gặp những con người như thế!
Như 1 chiến binh không say sưa với chiến thắng, Cty CP Đường Quảng Ngãi tỉnh táo nhận ra 1 điều: Muốn phát triển bền vững, không thể “muôn năm” 1 sản phẩm, mà phải đa dạng hóa. Như xây nhà phải có cửa thoát hiểm, để nhỡ xảy ra sự cố, không thể tháo thân bằng cửa chính thì cũng còn cửa phụ.
Bên cạnh đó, nhà máy còn luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm urê cung cấp ra thị trường. Mới đây, sản phẩm phân bón Đạm Phú Mỹ đã được xuất sang các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng và thân thiện với môi trường như New Zealand, Jordan, châu Âu…
PGS-TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu - phát triển ĐBSCL, đưa ra một thực tế rằng nếu tính bình quân diện tích trồng lúa trên đầu người tương ứng với thu nhập từ cây lúa như hiện nay thì nông dân trồng lúa ở gần với ngưỡng nghèo. Trong hệ thống phân phối, chỉ có trên dưới 7% người trồng lúa bán được gạo trực tiếp cho doanh nghiệp, còn lại hạt gạo phải “đội” từ 7 - 8 lớp “cò”. Hơn nữa, nông dân sử dụng “thừa” phân, thuốc làm cho giá thành sản xuất tăng.