Phát triển thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững
Bắc Ninh chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản, trong đó lĩnh vực thủy sản luôn được quan tâm chú trọng.
Trên cơ sở diện tích mặt nước hiện có và nhiều vùng trũng cấy lúa hiệu quả thấp, tỉnh chỉ đạo ngành Nông nghiệp và các địa phương đẩy mạnh quy hoạch vùng sản xuất.
Khuyến khích người dân chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản, đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ về giống, phòng trừ dịch bệnh, chuyển giao KHKT, đầu tư cơ sở hạ tầng… nhằm phát triển mạnh mẽ phong trào nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh.
Nhờ phát triển thủy sản, nhiều nông dân ở Quỳnh Phú (Gia Bình) xây dựng thành công mô hình trang trại cho hiệu quả kinh tế cao.
Với những chủ trương đúng đắn và giải pháp được triển khai đồng bộ, hiệu quả, từ chỗ phát triển thủy sản manh mún, hiệu quả thấp, Bắc Ninh đã trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong phong trào phát triển nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Hồng.
Đến hết năm 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt 5.380 ha, tổng sản lượng thủy sản đạt 35.646 tấn với giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.113 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010).
So với năm 1997, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh tăng gấp gần 2 lần, tổng sản lượng tăng gấp 7 lần và sản xuất thủy sản đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào kết quả sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.
Không chỉ phát triển mạnh mẽ về quy mô mà chất lượng nuôi trồng thủy sản cũng tăng lên rõ rệt.
Với sự đầu tư của tỉnh và định hướng chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt của ngành Nông nghiệp, đến nay sản xuất thủy sản của tỉnh đã có những tiến bộ rất đáng ghi nhận, từ công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng mô hình đến việc chuyển giao KHKT, cung cấp nguồn giống, thực hiện quy trình sản xuất, tiêu thụ…
Theo đó, tỉnh đã hình thành được 167 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có diện tích từ 10ha trở lên, tập trung ở các huyện Lương Tài, Gia Bình, Quế Võ… với diện tích khoảng 3.288ha, diện tích nuôi cá thâm canh đạt khoảng 1.857ha, chiếm khoảng 34,5% diện tích nuôi trồng thủy sản.
Toàn tỉnh có 5 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, sản xuất được 226 triệu con cá giống các loại, cơ bản đáp ứng cho nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản.
Từ năm 1997 đến nay đã có 11 đề tài khoa học liên quan đến lĩnh vực sản xuất giống, áp dụng KHKT mới vào nuôi trồng thuỷ sản được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả cao.
Các ngành, đơn vị chức năng của tỉnh cũng thường xuyên tổ chức khoảng 25 - 30 lớp tập huấn hàng năm nhằm chuyển giao tiến bộ KHKT nuôi trồng thuỷ sản cho các đối tượng...
Nhờ vậy, người nông dân trong tỉnh cơ bản được tiếp cận và từng bước ứng dụng thành công tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, nhất là những tiến bộ về giống, phòng trừ bệnh và quy trình chăm sóc...
Nhiều loài cá, thủy sản mới có giá trị kinh tế cao được đưa vào nuôi trồng hiệu quả nên năng suất nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 1,44 tấn/ha năm 1997 lên 6,35 tấn/ha năm 2014, doanh thu thủy sản bình quân năm 2014 đã đạt 207 triệu đồng/ha, thu nhập trung bình đạt 144 - 167 triệu đồng/ha (giá so sánh năm 2010)...
Với thu nhập bình quân cao gấp 2 - 3 lần so với cấy lúa, thậm chí là hơn rất nhiều lần, sản xuất thủy sản góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân và là nhân tố tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Đặc biệt, nhờ phát triển thủy sản, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình trang trại, VAC cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều tấm gương làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương bằng nghề nuôi trồng thủy sản, nhiều vùng chuyển đổi thành công từ ruộng trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung tạo diện mạo mới cho những miền quê đổi mới và góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả, song sản xuất thủy sản của tỉnh cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức do tác động từ những yếu tố bất ổn về thời tiết, thị trường và những vấn đề về môi trường, dịch bệnh...
Vì vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản theo hướng hàng hóa bền vững, tỉnh đã và sẽ tiếp tục ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo ngành Nông nghiệp và các địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản theo từng vùng và trên phạm vi cả tỉnh...
Với sự quan tâm của tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, ngành và người dân, tin rằng phong trào nuôi trồng thủy sản của Bắc Ninh sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào phát triển nền nông nghiệp bền vững trong thời kỳ CNH, HĐH và chương trình xây dựng Nông thôn mới của tỉnh.
Related news
Với quyết tâm chinh phục “đất nghèo”, ông Nguyễn Văn Hùng, ở thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) đã dày công cải tạo những thửa ruộng cằn cỗi thành trang trại sản xuất, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Thực hiện công tác dập dịch chổi rồng trên nhãn, tính đến nay, người dân các địa phương trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) tiếp tục cắt tỉa, phun thuốc đặc trị nhãn bệnh chổi rồng và đã có 330ha/550ha nhãn bị bệnh chổi rồng phục hồi.
Vừa qua, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã ký văn bản chỉ đạo thực hiện một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ để hạn chế dịch bệnh và triển khai có hiệu quả vụ nuôi tôm năm 2013.
Theo thống kê của Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 28 trận mưa to, kèm theo giông lốc, sấm sét gây thiệt hại về người và tài sản, làm chết 7 người.
Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học với giống vịt thuần chủng Khaki Campell do Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Phú Yên thực hiện đã bước đầu mang lại một số kết quả khả quan.