Gặp Gỡ Một Nông Dân Sản Xuất Giỏi

Anh Trần Điền Thuấn ngụ ấp Tân Mỹ, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, tài sản đáng giá của vợ chồng anh là miếng đất thổ cư 500m2.
Vợ chồng anh chật vật mưu sinh với nghề làm thuê, nhưng gánh nặng gia đình càng trĩu nặng khi vợ con anh lần lượt bệnh nặng. Anh Thuấn từng bươn chải nhiều nghề, từ làm bốc vác lúa cho đến phụ hồ... Lắm lúc không xoay sở được tiền mua gạo, anh phải hỏi xin phân chuồng của bà con quanh xóm phơi bán kiếm tiền.
Năm 2008, nhận thấy cây dưa lê là loại cây trồng mới, cho năng suất cao lại được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, đầu ra rất ổn định. Được sự tư vấn kỹ thuật của Hội Nông dân xã và sự hỗ trợ vốn từ Hội Liên hiệp Phụ nữ, gom góp thêm vốn liếng, vợ chồng anh mướn 3.000m2 ruộng để trồng dưa lê, bước đầu đạt hiệu quả, giúp gia đình anh thoát nghèo.
Sang năm 2009, anh mướn thêm 5.000m2 đất để canh tác dưa lê và trồng màu xen canh. Năm 2011-2012, diện tích canh tác dưa lê của anh chị lên đến 15.000m2. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả nên sản lượng trung bình 1ha dưa lê đạt từ 25-27 tấn. Với giá bán 7.500 đồng/kg trừ chi phí sản xuất, lời khoảng 80 triệu đồng/ha.
Nhờ am hiểu về đặc tính cây trồng mà các vụ màu của gia đình anh luôn đạt hiệu quả cao. Năm 2012, thu nhập từ các vụ màu của anh đạt hơn 150 triệu đồng.
Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, anh Thuấn còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm trồng dưa lê cho các thành viên trong Hội Nông dân của xã và tận tình giúp đỡ bà con nông dân cách thức canh tác, chuyển giao các giống cây trồng cho lợi nhuận kinh tế cao.
Với thành tích xuất sắc về lao động sản xuất, năm 2008, anh Trần Điền Thuấn đã được UBND tỉnh tặng danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.
Related news

Trồng tre điền trúc lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ấp 2 và ấp 3, xã Thành Tâm (Chơn Thành - Bình Phước). Năm nay mùa mưa đến sớm, mưa nhiều nên được mùa măng.

Trước kia, người dân xã Hồng An (Hưng Hà - Thái Bình) chủ yếu thu nhập từ 2 vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Gần chục năm trở lại đây, nông dân trong xã đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa dạng các loại cây rau màu giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trồng rau màu cho thu nhập cao, ổn định, bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Chương trình “1 phải, 5 giảm” (1P5G) ngày càng được nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) áp dụng. Bởi, chương trình không những tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nông dân.

Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.

Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.