Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây cao su lao dốc

Cây cao su lao dốc
Publish date: Thursday. November 19th, 2015

Ngoài gặp khó khăn về giá mủ giảm, người trồng cao su còn đối mặt với rủi ro về gió bão tàn phá.

Vườn cao su ở Nông trường Cao su Đức Phú bị đỗ gãy trong cơn bão năm 2010.

Gió đã đổi chiều

Thời vang bóng, khi giá cao su đạt ngưỡng hơn 7.000USD/tấn, người trồng cao su rủng rỉnh.

Từ “cái nôi” cao su Đức Phú (Núi Thành), Sông Trà (Hiệp Đức), “vàng trắng” còn phát triển lên tận các huyện miền núi Bắc Trà My, Đông Giang, Phước Sơn...

vốn không có thế mạnh do địa hình.

Một tỷ lệ nghịch đã bộc lộ: diện tích trồng và sản lượng mủ không ngừng tăng lên mỗi năm, nhưng giá trị kinh tế tụt giảm.

Hiện nay, giá mủ cao su chỉ còn gần 1.600USD/tấn, giảm 50% so với thời điểm tháng 8.2015 với hơn 3.000USD/tấn.

Tại tỉnh Lai Châu, các khoản đầu tư cho loại cây trồng này cắt giảm từ 200 triệu đồng/ha xuống còn 147 triệu đồng/ha; giảm 3 - 4 lần chăm sóc cây cao su xuống còn 1 - 2 lần.

Công nhân bỏ việc thường xuyên ít nhất 6 tháng liền.

Tương tự, tình hình cao su ở Quảng Nam cũng chẳng sáng sủa hơn.

Bình quân mỗi héc ta cao su sau khi trừ các khoản chi phí, phần lợi nhuận mỗi năm chỉ khoảng 24 triệu đồng.

Năm 2015, gần như người dân ở các huyện miền núi, trung du của tỉnh đều không mở rộng thêm diện tích.

Theo Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam, giá mủ xuống thấp khiến công ty gặp khó khăn.

Tiền bán mủ chỉ đủ chi phí duy trì hoạt động, trong khi doanh nghiệp vừa phải chăm sóc, duy trì vườn cây cao su, vừa phải cân bằng kinh phí nên buộc phải cắt giảm tối đa chi phí.

Trước đây, vườn cây được bón phân 3 đợt/năm nhưng nay rút xuống chỉ còn khoảng hơn 1 đợt để cầm chừng.

Đời sống của công nhân cao su gặp khó khăn hơn khi các doanh nghiệp thay đổi chế độ cạo mủ.

Thu nhập người lao động giảm hơn nhiều so với những năm ăn nên làm ra.

Theo nhiều công nhân tham gia cạo mủ cao su, do lao động theo thời vụ, hưởng lợi ăn chia theo khoán sản phẩm nên thu nhập cũng thất thường.

Trong khi đó, người trồng cao su tiểu điền cũng không mấy thiết tha bỏ vốn đầu tư khi mỗi ngày chứng kiến giá rớt thê thảm.

Theo Liên minh Đất rừng (mạng lưới kết nối các tổ chức và cá nhân ở Việt Nam), cây cao su đang ở thời kỳ mất giá thê thảm.

Một mặt suy giảm kinh tế, mặt khác phát sinh không ít hệ lụy từ quản trị tài nguyên của địa phương do chuyển đổi rừng sang trồng cây cao su.

Thực tế, chuyển đổi đất rừng sang trồng cây công nghiệp cao su là một trong 5 nguyên nhân gây mất rừng tại Việt Nam.

Trung tâm cảnh báo, tại các huyện miền núi, bên cạnh giá mủ giảm mạnh, người trồng cao su tiểu điền còn đang đối mặt với dịch bệnh, gió bão và đầu ra cho sản phẩm.

Không ít diện tích trồng cao su bị chặt phá, hoặc trồng để...

lấy gỗ, khiến nông dân không còn mặn mà với loại “vàng trắng”.

Không mở rộng diện tích

Bà Trần Thị Thúy Hoa - Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, đứng trước những khó khăn đang mang lại cho cây cao su, thời gian tới, các doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn tỉnh, các vựa cao su lớn trong cả nước cần tìm ra những giải pháp ứng phó thích hợp với thị trường.

Diện tích cây cao su có thể không mở rộng nhưng năng suất cần được tăng lên để đảm bảo lợi nhuận cho người trồng cao su và khuyến khích đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng cách trồng xen canh hoặc chăn nuôi.

Bên cạnh đó, cần đầu tư sản xuất thành phẩm cao su để nâng giá trị gia tăng cho ngành cao su và tăng tiêu thụ cao su thiên nhiên trong nước theo nhu cầu thị trường, phát triển theo hướng bền vững.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã đề xuất một số giải pháp như tập trung chăm sóc và giải quyết đầu ra cho diện tích cao su đã đến kỳ thu hoạch; nhanh chóng chi trả tiền thuê đất cho các hộ gia đình, cá nhân để cải thiện thu nhập;

Thực hiện tốt và đầy đủ những cam kết hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân như đã hứa trước đây; cải thiện cơ chế chia sẻ, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp trồng cao su với hộ gia đình, cá nhân.

Cần gắn liền với vai trò của UBND xã và các cơ quan chức năng trong triển khai và thực hiện mô hình hợp tác.

Thời điểm này, diện tích cao su trong nước đạt gần 1 triệu héc ta, vượt quá quy hoạch của Chính phủ.

Theo tính toán của Hiệp hội Cao su Việt Nam, trong những năm tới, mỗi năm sẽ có 15.000 - 30.000ha, thậm chí có thể lên đến 48.000ha cao su quá tuổi khai thác phải chặt bỏ để tái canh hoặc chuyển đổi cây trồng.

Hiệp hội cũng khuyến khích người trồng cao su tái canh vào thời điểm hiện tại.

Giá gỗ cao su sau thời kỳ khai thác mủ có thể mang lại cho người trồng khoảng 100 - 140 triệu đồng/ha cũng là nguồn thu lớn cho người trồng.

Theo bà Lê Thị Mỹ Hạnh - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển xã hội (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học - kỹ thuật Thừa Thiên Huế), giai đoạn này các địa phương, trong đó có Quảng Nam không được mở rộng thêm diện tích trồng cao su vì rủi ro rất cao.

Giữa doanh nghiệp và người dân cần thống nhất cơ chế chia sẻ lợi nhuận.

Các chi phí không nằm trong đầu tư vào cây cao su thì không đưa vào tính toán buộc người dân phải chia sẻ những khoản không hợp lý.

Cạnh đó, doanh nghiệp thường xuyên niêm yết, thông báo thời gian chăm sóc cây cao su để người lao động chủ động hơn; xây dựng phương án hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân phát triển kinh tế, tăng thu nhập trong điều kiện thiếu việc làm, giá mủ cao su giảm.

Và mới đây, Bộ NN&PTNT tiếp tục khuyến cáo các doanh nghiệp không tiếp tục mở rộng diện tích trồng cao su.

Để giúp người trồng cao su đối phó với “bão rớt giá”, ngành nông nghiệp yêu cầu các địa phương không chạy theo diện tích, cắt giảm chi phí đầu tư và đẩy nhanh chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất cao su, tìm kiếm đối tác làm ăn mới.


Related news

Kỹ Thuật Nuôi Cá Koi Cơ Bản Kỹ Thuật Nuôi Cá Koi Cơ Bản

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

Monday. April 15th, 2013
Nắng Nóng Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Thả Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Đồng Tháp Nắng Nóng Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Thả Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Đồng Tháp

Ngày 10/4/2013, Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã đi kiểm tra tiến độ thả nuôi tôm càng xanh năm 2013. Đến nay đã có 18 hộ nông dân ở xã Phú Thọ, Phú Thành B, An Long và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông thả nuôi được trên 90 ha tôm càng xanh. Diện tích tôm giống thả nuôi đạt từ 10 ngày đến trên 75 ngày, đàn tôm đang phát triển tốt, chưa thấy dấu hiệu bị bệnh.

Monday. April 15th, 2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Trên Nệm Lót Sinh Học Ở Vĩnh Thủy Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Trên Nệm Lót Sinh Học Ở Vĩnh Thủy

Xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh, Quảng Trị) có 1.400 hộ chăn nuôi, hình thức chăn nuôi của người dân ở đây chủ yếu là gia trại, chăn nuôi ngay trong khu dân cư nên vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi là rất đáng quan tâm

Thursday. October 31st, 2013
19,5 Ha Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Ở Bình Định 19,5 Ha Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Ở Bình Định

Theo Sở NN - PTNT Bình Định, hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi trên 1.560 ha mặt nước nuôi tôm, chiếm 71% diện tích tôm nuôi toàn tỉnh. Trong đó, TP Quy Nhơn đã thả nuôi 150,2 ha, Tuy Phước 859,8 ha; Phù Cát 76 ha; Phù Mỹ 424,2 ha và Hoài Nhơn 50,3ha.

Tuesday. April 16th, 2013
Bắc Giang Nâng Cao Năng Suất, Giá Trị Thuỷ Sản Bắc Giang Nâng Cao Năng Suất, Giá Trị Thuỷ Sản

Diện tích nuôi thả, năng suất và sản lượng tăng đáng kể, vượt các mục tiêu đề ra là kết quả nổi bật trong sản xuất thuỷ sản những năm gần đây. Nhờ đó, Bắc Giang trở thành tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi phía Bắc trong lĩnh vực này.

Thursday. October 31st, 2013