Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Nuôi Cá Nước Lạnh

Phát Triển Nuôi Cá Nước Lạnh
Publish date: Tuesday. November 22nd, 2011

Nghề nuôi cá nước lạnh tuy mới du nhập vào nước ta nhưng nhanh chóng có sức lan tỏa nhất định. Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia đã chia sẻ về nghề nuôi mới mẻ này.

Thưa ông, vì sao nghề nuôi cá nước lạnh có sức lan tỏa lớn đến vậy?

Đề án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I khởi động năm 2005 tại Thác Bạc, Sapa, Lào Cai, sau đó chuyển vào nuôi thử nghiệm tại tỉnh Lâm Đồng vào năm 2007. Đến nay, phong trào nuôi cá nước lạnh đã phát triển mạnh trên 14 tỉnh, điển hình là Lào Cai, Lâm Đồng, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La… Nhiều cá nhân, tổ chức đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để nuôi cá nước lạnh.

Sở dĩ phong trào nuôi cá nước lạnh phát triển mạnh như vậy là vì tính hiệu quả của nó, giá bán cá hồi thương phẩm vào mùa vụ tại các khu vực sản xuất là 300.000 đồng/kg, hiện nay đã tăng lên 450.000 đồng/kg mà cũng không có để bán, trong khi đó giá thành sản xuất chỉ khoảng 140.000 đồng/kg. Đối với nuôi cá tầm lấy trứng, hiệu quả còn cao hơn nhiều lần so với nuôi cá hồi… Điều đó đã lý giải tại sao phong trào nuôi cá nước lạnh lại phát triển nhanh như vậy.

Được biết, mục tiêu mà Bộ NN&PTNT đề ra đến năm 2015 tổng sản lượng cá nước lạnh đạt 1.500 tấn (tăng gần 2 lần so với hiện nay), theo ông, để đạt được mục tiêu này, cần phát huy và khắc phục ưu nhược điểm gì?

Dự án phát triển nuôi thủy đặc sản do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia chủ trì giai đoại 2011 - 2013 đã xây dựng mô hình nuôi cá hồi tại tỉnh Lào Cai, Lâm Đồng và nuôi cá tầm tại tỉnh Thái Nguyên, Đắk Lắk với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng đang phát huy hiệu quả tích cực trong việc thúc đẩy phong trào nuôi cá nước lạnh của cả nước, kinh phí này rất ít so với khoản đầu tư nuôi cá nước lạnh phải chi phí.

Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả đạt được đáng khích lệ đó còn có những bất cập cần khắc phục:

Một, phát triển chưa có quy hoạch: Đến nay phong trào phát triển nuôi cá nước lạnh vẫn tự phát, mạnh ai nấy làm, người làm sau trèo lên phía trên người làm trước gây ô nhiễm nguồn nước nên dịch bệnh là điều khó trách khỏi.

Hai, về giống: Hiện nay, nước ta chỉ sản xuất được cá hồi, còn cá tầm phải nhập khẩu trứng đã thụ tinh về ấp với giá rất cao, khoảng 10.000 đồng/quả, dự kiến đến năm 2015 chúng ta mới chủ động được giống hoàn toàn. Do việc nuôi cá nước lạnh hiệu quả cao nên nhiều doanh nghiệp nuôi thương phẩm cá nước lạnh lần lượt ra đời, mở rộng đến tất cả những nơi có thể nuôi được như khe suối, sông, hồ… trong khi chúng ta chưa sản xuất được giống cá tầm, giống cá hồi tuy sản xuất được nhưng giá thành còn cao. Đã xảy ra tình trạng làm ăn chụp giật kiểu “đánh nhanh rút gọn” miễn bán được giống, lãi càng nhiều càng tốt, người mua bị thiệt, đây là dấu hiệu bất ổn.

Ba, thức ăn: Chúng ta vẫn phải nhập khẩu thức ăn cho cá nước lạnh từ các nước Pháp, Phần Lan…; năm 2011 nhập khoảng 350 tấn. Nếu chúng ta không sản xuất được thức ăn trong nước thì khó giảm được giá thành cá thương phẩm, vậy cá nước lạnh vẫn là loại thực phẩm chỉ bán trong các nhà hàng đặc sản mà xa vời với người lao động.

Sản lượng cá nước lạnh cả nước hiện nay ước đạt 800 tấn, riêng tỉnh Lâm Đồng sản lượng tăng nhanh chóng mặt; năm 2007 sản lượng là 20 tấn, năm 2011 dự kiến là 400 tấn, sau 5 năm sản lượng tăng lên 20 lần, bình quân tăng 4 lần/năm.

Bốn, về vốn: Để có 1 ha mặt nước nuôi cá nước lạnh, người dân phải chi phí 20 tỷ đồng, đây là số vốn đầu tư rất cao, nếu không có sự giúp đỡ của nhà nước thì nghề cá nước lạnh phát triển thiếu bền vững.

Năm, về thị trường: Chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có quy trình nuôi chuẩn, hiện nay vẫn mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy bán, nuôi theo kinh nghiệm. Chưa thành lập được Hiệp hội nuôi cá nước lạnh Việt Nam nên thiếu định hướng, lợi ích người nuôi cá chưa được bảo vệ.

Sáu, đội ngũ cán bộ: Chưa đào tạo được nhiều chuyên gia về lĩnh vực này nên hiện nay thiếu đội ngũ cán bộ giỏi giúp các doanh nghiệp phát triển nuôi cá nước lạnh trên các địa hình.


Related news

Tồn Kho Gần 600 Nghìn Tấn, Giá Đường “Đang Rơi Tự Do” Tồn Kho Gần 600 Nghìn Tấn, Giá Đường “Đang Rơi Tự Do”

Giá đường tại kho các nhà máy sản xuất đã xuống tới mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, trong khi lượng đường tồn kho tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.

Saturday. April 5th, 2014
Ngao Tồn Ứ Hàng Ngàn Tấn, Người Nuôi Lao Đao Ngao Tồn Ứ Hàng Ngàn Tấn, Người Nuôi Lao Đao

Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch Hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy là trùm của mọi ông trùm ngao miền Bắc. Hơn hai mươi năm trước ông đã du nhập con ngao méo Thanh Hóa về Giao Xuân (Giao Thủy, Nam Định) để nghề này dần trở nên thịnh vượng.

Tuesday. July 29th, 2014
Cá Tra Tăng Giá, Doanh Nghiệp Vui, Người Nuôi Thất Vọng Cá Tra Tăng Giá, Doanh Nghiệp Vui, Người Nuôi Thất Vọng

Ông Thái An Lai, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho hay mấy năm gần đây giá cá tra nguyên liệu luôn đứng ở mức thấp, tiêu thụ khó khăn đã ảnh hưởng nhiều đến ngành nuôi cá của tỉnh. Một thời gian dài, giá cá tra luôn ở mức xấp xỉ và thấp hơn giá thành sản xuất cá đẩy người nuôi lâm vào tình cảnh khó khăn. Sản lượng cá tra toàn tỉnh 3 tháng đầu năm ước khoảng 95.500 tấn.

Monday. April 7th, 2014
Vĩnh Phúc Tập Huấn Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Giống Mới Vĩnh Phúc Tập Huấn Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Giống Mới

Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính giống mới theo hình thức thâm canh cho và 50 chủ trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Monday. April 7th, 2014
Thi Nhau Nhổ Mì Thi Nhau Nhổ Mì "Chạy Úng"

Mấy ngày qua, trên các tuyến đường nông thôn tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu xuất hiện nhiều xe chở củ mì dính đầy bùn đen đem bán cho các cơ sở chế biến mì trong tỉnh. Hỏi ra mới biết nông dân đang thu hoạch sớm do trồng mì trên những vùng đất thấp, đó là những chân ruộng được canh tác theo chế độ luân canh "1 lúa 1 mì" hoặc là những vùng đất trồng mía sau khi hết chu kỳ.

Tuesday. July 29th, 2014