Phát triển mô hình nuôi lươn sinh sản
Xuất phát từ thực tế đó, từ năm 2014 đến nay Phòng Kinh tế hạ tầng TX.Hồng Ngự đã hỗ trợ nông dân thực hiện nhiều mô hình sản xuất lươn giống, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi lươn sinh sản giúp người chăn nuôi chủ động được nguồn giống tốt, hạn chế rủi ro.
Ông Phạm Văn Hậu - Phó Trạm Thủy sản TX.Hồng Ngự cho biết: “Việc sử dụng nguồn lươn giống ngoài tự nhiên là một trong những trở ngại lớn cho người luôn lươn. Bởi kích cỡ và chất lượng lươn bố mẹ đánh bắt ngoài tự nhiên không đồng nhất, việc sử dụng một số biện pháp đánh bắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của lươn bố mẹ cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ hao hụt khi sản xuất giống cao hơn”.
Thành công từ mô hình nuôi lươn sinh sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất và mở rộng mô hình nuôi lươn thương phẩm ở địa phương. Người nông dân có thể chủ động được nguồn con giống, giảm tỷ lệ hao hụt, giảm chi phí đầu tư so với sử dụng nguồn lươn giống ngoài tự nhiên.
Anh Nguyễn Thanh Nhanh ngụ ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh, TX.Hồng Ngự chia sẻ: “So với nhiều mô hình chăn nuôi khác, nuôi lươn là mô hình kinh tế dễ làm, đặc biệt rất phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây vì người nuôi có thể tận dụng được nguồn thức ăn có trong tự nhiên vào mùa nước nổi.
Người nuôi không tốn nhiều diện tích và chi phí đầu tư nhưng hiệu quả kinh tế lại khá ổn định. Đặc biệt, khi chủ động sản xuất được con giống nhân tạo như hiện nay thì vấn đề khó khăn về con giống không còn nữa. Chúng tôi hi vọng sẽ có đầu ra tốt, giá cả ổn định để tiếp tục phát triển kinh tế với mô hình sản xuất này”.
Ông Nguyễn Huấn - Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng TX.Hồng Ngự cho hay: “Ngoài cây lúa, cá tra thì con lươn cũng là một trong những đối tượng được thị xã lựa chọn ưu tiên trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.
Những năm qua, bằng nguồn kinh phí khuyến nông địa phương, chúng tôi đã hỗ trợ nông dân thực hiện nhiều mô hình sản xuất lươn giống nhân tạo, hi vọng sẽ giúp người chăn nuôi ở địa phương có được nguồn con giống tốt, sạch bệnh để phục vụ sản xuất, đồng thời chuyển giao cho nông dân những quy trình và kỹ thuật mới về nuôi lươn.
Song song với việc giúp nông dân phát triển chăn nuôi, mở rộng mô hình sản xuất, thời gian tới địa phương sẽ phối hợp với một số đơn vị thu mua để giúp người nông dân giải quyết vấn đề đầu ra, yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế”.
Mô hình nuôi lươn là một mô hình giúp người dân vùng đầu nguồn phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế trong mùa lũ. Tuy nhiên, mô hình này cần phải có sự giúp đỡ của các ngành chức năng để giúp nông dân nắm rõ hơn về các quy trình, kỹ thuật nuôi tiên tiến, giúp giảm giá thành, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đồng thời, việc giúp người chăn nuôi tìm hiểu về thị trường, định hướng, phân khúc thị trường đối với lươn thương phẩm cũng là vấn đề cần làm nhằm tránh tình trạnh “sản xuất ồ ạt rồi mới tìm đến thị trường” như các loại nông sản hiện nay.
Related news
Những ngày lúa chín rộ, máy gặt đập liên hợp (GĐLH) luôn trở thành mối quan tâm lớn của các hộ nông dân. Câu chuyện về chiếc máy gặt vì thế cũng trở nên “sốt” hơn, nhất là ở nơi đồng chiêm trũng Lương Tài (Bắc Ninh).
Từ nhiều năm nay, cây chuối tiêu hồng được người dân Khoái Châu (Hưng Yên) đem về trồng xen thêm các loại cây trồng ngắn ngày như ngô, lạc, đậu, gừng… trên đất ruộng, trong đó chủ yếu là trồng lạc xen chuối. Cách làm này vừa tận dụng được diện tích đất nông nghiệp vừa phát huy tối đa hiệu quả cây trồng nên mang lại thu nhập cao cho người dân.
Với nhiều hộ trồng cao su tiểu điền ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình, ông Trần Viết Lượng- Giám đốc Doanh nghiệp Cao su Thanh Long (trụ sở ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch) là một "bà đỡ" thực sự.
Ông Lò Văn Giảng người dân tộc Thái 66 tuổi bản Tạo Xen, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay do gia đình quá nghèo khó, ông luôn trăn trở làm sao để có thêm thu nhập giảm bớt khó khăn cho gia đình, sau nhiều năm suy nghĩ làm gì để có nguồn thu, ông quyết định làm trang trại vườn rừng nơi vùng đất tái định cư thị xã Mường Lay.
Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.