Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Cây Dong Riềng Cần Tránh Tăng Trưởng Nóng

Phát Triển Cây Dong Riềng Cần Tránh Tăng Trưởng Nóng
Publish date: Wednesday. February 26th, 2014

Sau 3 năm thực hiện chủ trương mở rộng diện tích trồng cây dong riềng, cây trồng này đã thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế ở hầu khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua thực tế cho thấy đây là cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của nông dân và cho thu nhập khá...

Tuy nhiên, năm 2013 diện tích người dân trồng tự phát ngoài kế hoạch tăng quá nhanh, không tương thích với khả năng của các cơ sở chế biến, điều này khiến cho cây dong riềng có nơi rơi vào tình trạng ế thừa, rớt giá. Hiện nay là thời điểm chuẩn bị bắt đầu cho vụ trồng dong riềng mới của năm 2014, diện tích trồng mà tỉnh xây dựng kế hoạch chỉ gói gọn trong khoảng 1.700ha.

Để vụ dong riềng tới đây và những năm tiếp theo không còn lặp lại cảnh “khủng hoảng thừa nguyên liệu” như năm 2013, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn bà con trồng theo kế hoạch, quy hoạch vùng trồng doanh riềng ở những nơi thuận tiện giao thông cũng như cơ sở chế biến.

Một trong những giải pháp đầu ra cho sản phẩm để người dân yên tâm trồng dong riềng trong vụ tới đó là các doanh nghiệp phải cam kết mức giá thu mua hợp lý để bảo đảm người dân có lãi. Hiện nay Công ty TNHH Hoàng Giang đã ký kết với các hộ dân của huyện Ngân Sơn và một số xã của huyện Ba Bể với mức giá sàn cho năm 2014 là 1.200 đồng/kg. 

Vụ trồng dong riềng năm 2013 kế hoạch ban đầu của tỉnh chỉ là 2.100ha, nhưng diện tích trồng thực tế đã lên tới 2.943ha, tăng 40% về diện tích so với chỉ tiêu giao ban đầu, sản lượng đạt gần 175.000 tấn. Mặc dù không được chỉ đạo trồng nhưng nhiều xã bà con tự đi mua giống trồng dong riềng, diện tích rải rác, manh mún không tập trung trong khi tại xã đó hoặc lân cận không có cơ sở chế biến nào, rốt cuộc dong riềng đến vụ thu hoạch nhưng ở những nơi này không có tư thương đến mua do số lượng không nhiều chỉ vài chục hoặc vài trăm tấn, thuê xe chở đi bán thì không có lãi thậm chí lỗ nặng, cuối cùng củ dong đành tấp đống để đấy.

Cụ thể như năm 2013 diện tích trồng dong riềng của cả 3 xã Quảng Chu, Yên Cư và Nông Hạ của huyện Chợ Mới chỉ có 5ha, sản lượng hơn 200 tấn. Đến nay số dong riềng kia vẫn chưa có người hỏi mua.

Hỏi ra được biết họ nghe nói nhiều nơi trồng dong riềng cho thu nhập khá nên tự mua giống về trồng chứ địa phương không chỉ đạo, không ngờ vụ dong này ở những vùng trồng tập trung còn tiêu thụ chậm huống chi họ chỉ có số lượng ít nên không bán được, họ đang đào dong mang về sử dụng làm thức ăn chăn nuôi chứ khẳng hy vọng có tư thương nào vào đây mua, khẩn trương giải phóng đất để trồng ngô.

Tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh còn 175ha dong riềng (khoảng 10.300 tấn củ) chưa thu hoạch, tập trung nhiều nhất là: Pác Nặm 44ha, Ba Bể 94ha, Ngân Sơn 17ha, Na Rì 20ha. Tại cuộc họp giao ban tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp, vấn đề tiêu thụ củ dong đã được tỉnh chỉ đạo quyết liệt: UBND các huyện chỉ đạo nhân dân thu hoạch xong trong tháng 2, đồng thời các doanh nghiệp cơ sở phải tiến hành thu mua hết cho dân bởi một số doanh nghiệp chế biến dong riềng trên địa bàn tỉnh được hưởng nguồn hỗ trợ của Quỹ APIF (Dự án 3PAD) phải cam kết thu mua cho dân ổn định trong vòng 5 năm.

Thời vụ trồng dong riềng sẽ bắt đầu từ tháng 3, rút kinh nghiệm từ vụ trồng dong riềng vừa qua, năm 2014 diện tích theo kế hoạch là 1.700ha, với năng suất ước đạt 60 tấn/ha thì sản lượng củ sẽ vào 102.000 tấn.

Theo tính toán công suất chế biến của 113 cơ sở trên toàn tỉnh là 1.170 tấn/ngày, nếu các cơ sở này hoạt động đồng thời công suất tối đa theo thiết kế thì trong vòng 100 ngày (hơn 3 tháng) là chế biến hết sản lượng củ dong thu hoạch của vụ trồng năm 2014, đó là chưa tính đến sản lượng củ dong để làm giống cho năm sau và dự kiến sẽ có thêm một số cơ sở chế biến đầu tư dây chuyền chế biến mới trong năm nay.

Với diện tích trồng 1.700ha và công suất chế biến đã được cân đối hợp lý thì có lẽ vụ dong riềng năm nay sẽ khắc phục được tình trạng ế thừa nguyên liệu dẫn tới giá bị đẩy xuống quá thấp khiến người dân không có lãi.

Hơn nữa, nguyên liệu là một trong những yếu tố quyết định tới sự “sống còn” của nhà máy, vì vậy các doanh nghiệp khi đã đầu tư hoàn thiện hệ thống máy móc thiết bị thì phải thực hiện cam kết cụ thể với người dân về giá thu mua ở mức làm sao để đảm bảo người trồng có lãi, nếu giá thị trường có tăng thì điều chỉnh tăng sao cho phù hợp thì mới hài hòa được lợi ích đôi bên.

Nếu không thực hiện tốt vấn đề này, để tình trạng giá quá thấp như một số nơi trong vụ dong riềng năm 2013 (500 đến 700 đồng/kg) vẫn tiếp diễn chắc chắn người dân sẽ bỏ không trồng dong riềng mà chuyển sang cây khác thì các nhà máy sẽ lập tức lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu, khi đó doanh nghiệp cũng bị thiệt hại.

Theo tính toán, với giá thu mua dao động trong khoảng từ 1.000 đồng cho đến 1.200 đồng/kg củ thì người trồng dong sẽ có lãi bởi so với các loại cây trồng khác thì dong vẫn là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể trồng trên đồi hoặc dưới ruộng, năng suất cao.

Tuy nhiên, để trồng dong riềng cho thu nhập thì ngoài việc giá thu mua hợp lý, các địa phương cần hướng dẫn bà con lựa chọn những nơi thuận tiện đường giao thông để trồng, bởi ở những nơi quá xa thì chi phí vận chuyển lớn, mất nhiều công sức thì thu nhập sẽ giảm, thực tế ở một số nơi bà con đã bỏ diện tích không muốn thu hoạch vì giá năm vừa rồi xuống thấp, thu hoạch về bán chẳng được bao nhiêu khi 100kg củ dong mới bán được 50.000 đồng...

Chính vì vậy, để cây dong riềng gắn bó lâu dài với đời sống sản xuất của bà con nông dân, đúng vị thế là cây trồng mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh thiết nghĩ cần phải khắc phục một cách triệt để những vấn đề bất cập còn tồn tại từ việc rút kinh nghiệm các vụ trồng dong riềng vừa qua.


Related news

Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng)

Được thành lập cuối năm 2014, hợp tác xã trồng màu ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 47 thành viên với diện tích sản xuất trên 11,5 ha. Năm 2013, được Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) tài trợ Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở khu vực đê biển ở ấp Mỏ Ó. Đây là dự án nhằm cung cấp những giải pháp thử nghiệm để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Saturday. August 22nd, 2015
Nhãn lồng Hưng Yên chính thức xuất khẩu đi Mỹ Nhãn lồng Hưng Yên chính thức xuất khẩu đi Mỹ

Ngày 21/8, lô nhãn mẫu đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được doanh nghiệp thu mua, chuyển vào TP.Hồ Chí Minh chiếu xạ để lên đường xuất khẩu sang Mỹ.

Saturday. August 22nd, 2015
Đồng Tháp phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài Đồng Tháp phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài

Văn phòng UBND tỉnh vừa tổ chức Hội thảo sản xuất và tiêu thụ xoài. Hội thảo do Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì. Đại diện các sở, ngành, một số hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh tham gia hội thảo.

Saturday. August 22nd, 2015
Hoạt động khai thác đồn đột dừa chưa có sự quản lý Hoạt động khai thác đồn đột dừa chưa có sự quản lý

Chẳng mấy ai rõ về giá trị thực của con đồn đột dừa, nhưng vẫn đổ xô đi tìm nó ở đáy biển vì có người thu mua giá cao. Việc gia tăng khai thác đồn đột dừa tự phát như hiện nay, đã đến lúc cần có sự quản lý của cơ quan chức năng.

Saturday. August 22nd, 2015
Trở thành tỉ phú nhờ nuôi chim quý Trở thành tỉ phú nhờ nuôi chim quý

Tốt nghiệp cao đẳng và đi làm một thời gian nhưng không khá nổi, anh Trương Văn Phúc (30 tuổi, ngụ ấp 2, xã Tân Tây, H.Gò Công Đông, Tiền Giang) bỏ về quê... xúi gia đình bán con bò lấy 4 triệu đồng để đầu tư nuôi gà sao.

Saturday. August 22nd, 2015