Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bất Ổn Cánh Đồng Lớn!

Bất Ổn Cánh Đồng Lớn!
Publish date: Thursday. April 3rd, 2014

Qua ba năm triển khai thí điểm (từ năm 2011), mô hình cánh đồng mẫu lớn đã dần phát triển và trở thành cánh đồng lớn kể từ năm 2014, tuy nhiên, những bất ổn trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để xây dựng cánh đồng lớn vẫn chưa được giải quyết.

Ngày (31-3) tại Đồng Tháp, một lần nữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), lãnh đạo Sở NN&PTNT 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, doanh nghiệp và đại diện nông dân đã ngồi lại với nhau bàn cách giải quyết vấn đề “hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn” thông qua một hội thảo cùng tên.

Tuy nhiên, tại hội thảo này vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận cho thấy việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn như ba năm qua hay cánh đồng lớn kể từ năm 2014 này vẫn còn nhiều bất ổn.

Theo ông Lê Việt Hải, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mê Kông, những năm qua, công ty ông đã liên kết, bao tiêu lúa cho bà con nông dân với diện tích lúc cao nhất đạt 4.000 héc ta và lúc thấp nhất cũng trên 1.200 héc ta nhưng trong quá trình thực hiện đôi khi vẫn xảy ra tình trạng nông dân “bẻ kèo”, không thực hiện hợp đồng như cam kết ban đầu.

“Trong những trường hợp nông dân “bẻ kèo”, chúng tôi chỉ biết chấp nhận, không thể làm gì được bởi hiện không có quy định pháp luật để xử lý khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng mua bán. Doanh nghiệp đầu tư, ứng giống cho nông dân, tức đưa tiền của cho họ, mà không biết kêu ai để xử lý khi tranh chấp thì không thể an tâm làm được”, ông Hải nói.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đời, Chủ nhiệm hợp tác xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, cho rằng chính doanh nghiệp mới là người “bẻ kèo”, phá hủy hợp đồng khi thị trường tiêu thụ có biến động.

“Vụ đông xuân 2013-2014 này, toàn bộ diện tích 1.200 héc ta của hợp tác xã được 4 doanh nghiệp đăng ký bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Doanh nghiệp cam kết mua lúa cao hơn giá thị trường tại thời điểm thu hoạch 100 đồng/kg đối với giống IR 50404 và 200 đồng/kg đối với giống OM 6976. Tuy nhiên, khi nông dân thu hoạch xong thì có 2 trong số 4 doanh nghiệp (xin không nêu tên) “bẻ kèo”, không thực hiện hợp đồng đã ký”, ông Đời dẫn chứng.

Theo ông Đời, doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết, bao tiêu sản phẩm của nông dân chủ yếu là nhờ đó tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước để tập trung xây dựng kho bãi của họ, còn chuyện bao tiêu thì hên xui, thấy có lợi nhuận họ mua, còn ngược lại sẽ “bẻ kèo” ngay. “Nhưng vấn đề cốt lõi ở đây vẫn là chuyện không có quy định xử lý rõ ràng trong những trường hợp tranh chấp”, ông Đời khẳng định.

Không chỉ xảy ra chuyện “bẻ kèo” trong mua bán ở những mô hình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng lớn…, cho đến nay những tiêu chí về diện tích, hay quy định tỉ lệ gạo xuất khẩu chiếm bao nhiêu phần trăm/tổng lượng gạo được xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn chưa có sự thống nhất.

Theo quy định mà Bộ NN&PTNT đề xuất, năm đầu tiên thực hiện cánh đồng lớn (từ năm 2014) lượng gạo trong hợp đồng bao tiêu của doanh nghiệp phải chiếm 15% lượng gạo được doanh nghiệp xuất khẩu, năm thứ hai là 30% và năm thứ ba là 50%.

Thế nhưng, ông Hải của Công ty Mê Kông cho biết, doanh nghiệp không tài nào đáp ứng nổi quy định này. “Không nên quy định một cách vội vã như vậy, mà phải có lộ trình dài, chẳng hạn năm đầu 10%, năm hai là 20%..., đến năm thứ năm là 50%”, ông Hải cho biết.

Trước một số bất cập cũng như chưa có sự thống nhất ở một số điều khoản, quy định trong cánh đồng lớn, ông Lê Vĩnh Tân, Phó trưởng ban kinh tế trung ương, cho biết cần đưa ra những quy định cụ thể về trách nhiệm và xử lý trong những trường hợp xảy ra tranh chấp mua bán giữa doanh nghiệp và nông dân/đại diện nông dân. “Bên cạnh đó, cũng nên tạo dựng lòng tin giữa đôi bên, có như vậy triển khai thực hiện cánh đồng lớn mới thành công được”, ông Tân nói.

Trong khi đó, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An, yêu cầu doanh nghiệp cần nhanh chóng bắt tay với nông dân triển khai thực hiện ngay. “Nếu cứ ngồi bàn mãi coi chừng ngành lúa gạo Việt Nam giống y như ngành thức ăn chăn nuôi hiện tại, tức là nước ngoài khống chế hết. Khi đó, người dân Việt Nam sẽ ăn gạo thương hiệu nước ngoài ngay trên chính thửa ruộng của mình với cái giá như giá sữa bây giờ vậy”, ông Bình cho biết.

“Nếu cứ ngồi bàn mãi coi chừng ngành lúa gạo Việt Nam giống y như ngành thức ăn chăn nuôi hiện tại, tức là nước ngoài khống chế hết. Khi đó, người dân Việt Nam sẽ ăn gạo thương hiệu nước ngoài ngay trên chính thửa ruộng của mình với cái giá như giá sữa bây giờ vậy”,

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An


Related news

Phân biệt bắp cải Trung Quốc lập lờ nguồn gốc Đà Lạt, Sa Pa Phân biệt bắp cải Trung Quốc lập lờ nguồn gốc Đà Lạt, Sa Pa

Bắp cải đang được bày bán đầy rẫy tại các chợ ở Hà Nội, TPHCM… Tiểu thương nói đó là bắp cải trồng trong nước, được vận chuyển về từ Đà Lạt và Sa Pa bằng ô tô.

Monday. October 5th, 2015
Indonesia tăng cường kiểm soát thị trường gạo nhằm kiềm chế giá tăng Indonesia tăng cường kiểm soát thị trường gạo nhằm kiềm chế giá tăng

Chính phủ Indonesia quyết định tăng cường hoạt động kiểm soát thị trường gạo sau khi giá gạo nội địa tăng trong tháng qua do lo ngại sản lượng và lượng gạo lưu kho giảm.

Monday. October 5th, 2015
Tiêu thụ lúa gạo phải gắn với xây dựng thương hiệu Tiêu thụ lúa gạo phải gắn với xây dựng thương hiệu

Xuất khẩu gạo trên bình diện cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh những năm gần đây liên tục gặp khó khăn, đặc biệt là trong 9 tháng qua của năm 2015.

Monday. October 5th, 2015
GS Võ Tòng Xuân không nên thấy Trung Quốc mua gì cũng sợ GS Võ Tòng Xuân không nên thấy Trung Quốc mua gì cũng sợ

Việc người dân vùng Bảy Núi - An Giang đào cây thốt nốt bán cho thương lái Trung Quốc đã xảy ra vài năm nay và nhiều lần dư luận cảnh báo nhưng tình hình vẫn tiếp diễn.

Monday. October 5th, 2015
Xuất khẩu gạo Việt nhìn từ chiếc Iphone 6S của Apple Xuất khẩu gạo Việt nhìn từ chiếc Iphone 6S của Apple

Một so sánh khá “chua chát” được GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, đồng thời là một chuyên gia trong ngành lúa gạo đưa ra tại hội thảo “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập.

Monday. October 5th, 2015