Khánh Hòa: Mô Hình Nuôi Sá Sùng Thương Phẩm
Với giá trị kinh tế cao, hiện chưa có dấu hiệu dịch bệnh, sá sùng đang được xem là đối tượng nuôi mới, phù hợp ở vùng ven biển Khánh Hòa. Trước tình trạng sá sùng đang bị khai thác cạn kiệt, nguồn giống trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng, sau gần một năm triển khai, đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng, tại Khánh Hòa”, đã ghi nhận những kết quả bước đầu.
Sau gần 20 năm nuôi thủy sản, ông Lê Châu ở thôn Ninh Mã - xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh đã trải qua những lúc thăng trầm của người nuôi tôm, nuôi cá… do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Ông Châu đã cải tạo một số đìa nuôi tôm không hiệu quả để nuôi thử nghiệm Sá sùng, theo mô hinh nuôi thuộc để tài nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Võ Thế Dũng - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Nha Trang. Với sự hỗ trợ về giống, thức ăn và hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, sau gần 6 tháng, đìa nuôi của ông đã có lứa Sá sùng đầu tiên, đủ tiêu chuẩn đưa ra thị trường. Với mật độ thả 50 con/m2, Sá sùng phát triển tốt, độ lớn đồng đều, tỷ lệ sống đạt khoảng 62%. Ước tính, 300 m2 ao nuôi sẽ cho thu hoạch khoảng 100 kg. Với giá bán 200 ngàn đồng/kg, người nuôi có thể thu khoảng 20 triệu đồng.
Ông Lê Châu – Thôn Ninh Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh chia sẻ: “Tôi thấy việc nuôi con sá sùng này rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế rất cao. Nếu Viện nghiên cứu đưa mô hình nuôi như thế này thì bà con nông dân rất có lợi. Tôi mong muốn Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang tiếp tục giúp đỡ địa phương tập huấn kỹ thuật nuôi, nhân rộng mô hình này, để bà con ở địa phương này có công ăn việc làm thích hợp và ổn định”.
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa” do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hòa chủ trì; Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III thực hiện từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2014. Từ tháng 3 năm 2013, đề tài đã tiến hành thả giống 3 mô hình nuôi sá sùng thương phẩm trong ao nuôi ở huyện Vạn Ninh. Tiếp đó là 3 mô hình tại huyện Cam Lâm. Nhìn chung, đề tài thực hiện đúng tiến độ, yêu cầu đề ra.
Tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thủy sản III cho biết: “Sá sùng là đối tượng rất tiềm năng và nếu đầu tư nghiên cứu phát triển thêm nữa thì trở thành đối tượng phát triển thương mại. Hiện nay nhu cầu của thị trường đang rất cao. Từ nay đến cuối năm, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống hơn nữa và đồng thời rút ngắn thời gian nuôi xuống”.
Trước tình trạng môi trường nuôi thủy sản bị ô nhiễm, việc tìm ra đối tượng nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng biển Khánh Hòa, phù hợp với đầu tư của người dân địa phương là rất là quan trọng. Với đặc điểm thích nghi với bùn đất, thức ăn là mùn bã hữu cơ, sá sùng có thể là một đối tượng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và đem lại thu nhập ổn định cho người nuôi. Nhóm nghiên cứu đã xác định loại chất đáy, thức ăn phù hợp và bước đầu theo dõi phòng và trừ một số bệnh của sá sùng. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu mô hình nuôi kết hợp sá sùng với một số đối tượng thủy sản khác, tìm hướng đi mới cho người nuôi.
Tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thủy sản III cho biết thêm: “Hiện nay chúng tôi đang từng bước để nâng cao công nghệ sản xuất giống và trong năm tới, chúng tôi sẽ mở lớp tập huấn để đào tạo kỹ thuật sản xuất giống cho người dân, từ đó nhân rộng mô hình lên. Đồng thời trong chương trình của đề tài cũng có một phần hỗ trợ con giống cho dân, để người dân có thể tự sản xuất”.
Từ mô hình nghiên cứu phát triển thành qui mô thương mại cần có những giai đoạn tiếp theo. Không dừng ở phạm vi đề tài này, nhóm nghiên cứu mong muốn được tiếp tục đầu tư phát triển đề tài nhằm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống, không những đảm bảo hiệu quả kinh tế, môi trường, phòng trừ dịch bệnh mà còn giúp người dân sản xuất được trên qui mô lớn ở Khánh Hòa.
Related news
Mỗi con bò trước khi giết mổ được chủ cơ sở bơm nước cưỡng bức vào bụng sẽ thu lợi thêm khoảng 2-3 triệu đồng. Đây không chỉ là hành vi gian lận mà nguy hại hơn, chất lượng thịt giảm đáng kể do nước bơm vào đều bị ô nhiễm.
Chị Ba, cư ngụ tại ấp II (Thạnh Lộc, Cai Lậy, Tiền Giang) thở dài, nói: “Sau một thời gian suy nghĩ, đắn đo lợi hại, cuối cùng tôi đã phải đứt ruột bỏ ra 20 triệu đồng thuê cơ giới san lấp 4.000 m2 (4 công đất) ao ương cá tra giống để tái trồng lúa trong vụ đông xuân 2013 - 2014 tới”.
Chiều 18.9, ông Nguyễn Thế Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cho biết: Mưa lớn kéo dài suốt 5 ngày qua kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến nhiều diện tích hồ tôm nuôi của 15 hộ dân tại thôn Công Lương bị vỡ bờ bao và ngập úng nặng. Qua thống kê, hiện có 15 hồ nuôi với diện tích 4,5 ha trên địa bàn chịu ảnh hưởng, ước tính thiệt hại gần 3 tỉ đồng.
Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.
Mấy ngày qua, tình hình giá cá tra chẳng mấy khả quan khi chỉ khoảng 20.000 đồng/kg dưới giá thành sản xuất từ 4.000-5.000 đồng/kg, trong khi vật giá đều nằm ở mức cao, khiến ngư dân “oằn lưng” chịu lỗ. Hàng loạt ao hầm tiếp tục bị “treo”, do người nuôi không còn vốn để tái đầu tư. Nhiều hộ, phải “nhường sân” cho doanh nghiệp hoặc các đại gia thuê nuôi cá tra.