Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp): Bảo Vệ Tôm, Cá Nuôi Trong Mùa Lũ
Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè... tập trung ở 3 xã: Bình Thạnh, An Bình B và An Thạnh. Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp nên việc bảo vệ ruộng, ao, lồng bè nuôi thủy sản được các hộ nuôi đặc biệt quan tâm.
Ngay từ đầu mùa lũ, các hộ nuôi tôm, cá đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó khi có lũ lớn xảy ra. Gia đình anh Trương Văn Nhỏi - ấp Bình Chánh, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự nuôi được 2ha tôm càng xanh. Rút kinh nghiệm từ mùa lũ năm 2011, anh chủ động mua lưới, chuẩn bị thêm cây, thuê nhân công dự phòng để khi nước lớn có thể ứng phó kịp thời. Anh Nhỏi nói: “Nuôi tôm mùa lũ, nước ít thì lo tôm không phát triển, nước nhiều thì mừng vì tôm phát triển mau nhưng lo sợ bị thất thoát nên việc bảo vệ tôm được gia đình tôi rất quan tâm”.
Để bảo vệ tôm, cá an toàn trong mùa lũ ngoài túc trực thường xuyên, ban đêm bà con còn phải đi kiểm tra xung quanh ao nuôi, lồng bè để phát hiện chỗ lưới bị hỏng, kịp thời sửa chữa.
Từ đầu mùa lũ đến nay, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự đã tiến hành kiểm tra khảo sát nắm tình hình nuôi thủy sản của bà con trong toàn thị xã nhiều lần. Qua khảo sát cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa có thiệt hại gì xảy ra do lũ. Tuy nhiên, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự khuyến cáo bà con có diện tích nuôi thủy sản nên thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết, cơi nới lưới lên cao để bảo vệ cá, tôm.Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè... tập trung ở 3 xã: Bình Thạnh, An Bình B và An Thạnh. Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp nên việc bảo vệ ruộng, ao, lồng bè nuôi thủy sản được các hộ nuôi đặc biệt quan tâm.
Ngay từ đầu mùa lũ, các hộ nuôi tôm, cá đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó khi có lũ lớn xảy ra. Gia đình anh Trương Văn Nhỏi - ấp Bình Chánh, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự nuôi được 2ha tôm càng xanh. Rút kinh nghiệm từ mùa lũ năm 2011, anh chủ động mua lưới, chuẩn bị thêm cây, thuê nhân công dự phòng để khi nước lớn có thể ứng phó kịp thời. Anh Nhỏi nói: “Nuôi tôm mùa lũ, nước ít thì lo tôm không phát triển, nước nhiều thì mừng vì tôm phát triển mau nhưng lo sợ bị thất thoát nên việc bảo vệ tôm được gia đình tôi rất quan tâm”.
Để bảo vệ tôm, cá an toàn trong mùa lũ ngoài túc trực thường xuyên, ban đêm bà con còn phải đi kiểm tra xung quanh ao nuôi, lồng bè để phát hiện chỗ lưới bị hỏng, kịp thời sửa chữa.
Từ đầu mùa lũ đến nay, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự đã tiến hành kiểm tra khảo sát nắm tình hình nuôi thủy sản của bà con trong toàn thị xã nhiều lần. Qua khảo sát cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa có thiệt hại gì xảy ra do lũ. Tuy nhiên, Trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự khuyến cáo bà con có diện tích nuôi thủy sản nên thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết, cơi nới lưới lên cao để bảo vệ cá, tôm.
Related news
Gia đình ông Đỗ Ngọc Tuyên, ở thôn Đắk Lập, xã Đắk D’rồ (Krông Nô) hiện có hơn 30 ha, trong đó hơn một nửa diện tích là đất đồi. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này là đất bạc màu nên gia đình ông chỉ trồng mì, ngô nhưng năng suất thấp.
Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.
Sau một thời gian dài đối mặt triền miên với dịch bệnh, hàng loạt đầm tôm công nghiệp của người dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) bỏ trống. Thế nhưng, những tháng gần đây nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho nông dân mà còn cho nền kinh tế của huyện.
Những ngày qua, nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến chùa Phước Thạnh - Cây Dương (ấp Phước Thuận, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng - Tây Ninh) để chiêm ngưỡng bụi củ mì khổng lồ nặng trên 90kg, trong đó củ to nhất có chiều dài khoảng 1m, nặng gần 12kg.
Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.