Nuôi Trồng Thủy Sản Đang Bị Ảnh Hưởng Bởi Ô Nhiễm
Việt Nam sở hữu một bờ biển dài chạy dọc đất nước với hơn 3200km mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế và lợi thế cạnh tranh quốc gia, nhưng để khai thác và phát huy tối ưu các lợi thế này cần có một kế hoạch định hướng phát triển tổng thể rõ ràng để không phá nát cảnh quan thiên nhiên, tận dụng và bảo tồn tối ưu các nguồn tài nguyên quốc gia.
Bài của tác giả Boris Fabres, Cố vấn cao cấp, Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) có viết“Việt Nam là một trong những nước bị đe dọa nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là những vùng ven biển bị ảnh hưởng bởi triều cường, bão lốc và những thay đổi của hệ sinh thái và các khu vực hàng hải của Việt nam bị đe dọa bởi các tác động về nguồn tài nguyên sinh sống.”
Môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên biển đang bị ô nhiễm nặng, hệ sinh thái biển bị tổn thương, sự đa dạng sinh học đang bị phá vỡ, nhiều vùng đất thấp ven biển Việt Nam có thể bị mất đất do bị ngập nước nếu nước biển dâng lên. Sự biến đổi khó lường về khí hậu, thời tiết và về mùa có những tác động nghiêm trọng tới các hệ sinh thái. Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đang gặp nhiều khó khăn vì sự biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn, chất lượng con giống bố mẹ tốt, sạch bệnh và an toàn sinh học ngày càng khan hiếm, nguồn nước biển lấy vào ao nuôi dễ tiềm ẩn mầm bệnh và phát sinh dịch bệnh, dẫn đến nguồn cung cho sản xuất và chế biến thủy sản luôn thiếu hụt.
Biển Việt Nam đang phải chịu đựng đủ các loại chất thải không qua xử lý xả từ đô thị, sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp, đánh bắt, hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản, chất thải từ giao thông vận tải trên biển, khai thác dầu khí... Ngoài ra, chúng ta có thể nhìn thấy sự phát triển quá mức các dự án bất động sản nghỉ dưỡng dọc bờ biển và ảnh hưởng của các hoạt động du lịch, khách sạn của ngành “công nghiệp không khói” này đang đe dọa nghiêm trọng và làm suy thoái môi trường ven biển. Vừa mới đây, một trong sáu tiêu chí bình chọn đánh giá của các chuyên gia tham gia tạp chí National Geographic khi đưa thông tin về bãi biển Nha Trang, Mũi Né vào nhóm các bãi biển có điểm số thấp nhất thế giới là Chất lượng môi trường và hệ sinh thái. Việc này đã cho thấy sự cần thiết phải phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các ngành trong công tác quy hoạch khai thác sử dụng và phát triển từng vùng, từng tỉnh và một cơ chế giám sát nghiêm khắc việc triển khai thực hiện. Nhưng trên hết, chúng ta rất cần những chương trình cổ động và tuyên truyền cho tất cả mọi người dân chúng ta cùng xây dựng ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Vì mục tiêu chung để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, chúng ta nên áp dụng quy trình xử lý vi sinh cuối vụ nuôi, như thế chất thải hữu cơ sẽ được xử lý sạch, lượng bùn đáy giảm tối đa trước khi thải ra ngoài môi trường, nhờ thế sẽ hạn chế được tối đa ô nhiễm cho nguồn nước và môi trường sống xung quanh.
Liều vi sinh BZT® xử lý cuối vụ trong ao nuôi tôm
Giữ lại trong ao 50cm nước, dùng 1kg BZT® DIGESTER cho mỗi hecta.
Sau 7 ngày dùng lại lần nữa với liều lượng như cũ và 7 ngày sau tháo nước ra.
Nên sử dụng quạt nước để sinh khối vi khuẩn BZT® hoạt động nhanh và hiệu quả.
Related news
Theo ghi nhận ở ĐBSCL, hiện giá lúa nông dân bán vẫn dao động ở mức khá thấp, khoảng 4.300 đồng/kg lúa thường, 4.800 đồng/kg lúa dài, chất lượng cao.
Theo quy trình kỹ thuật cho loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN) thì ao lắng nước là một phần diện tích bắt buộc phải có trước khi thực hiện mô hình này. Song, hiện nay ao lắng không được người nuôi quan tâm, thiết kế. Đây là điều mà các ngành chức năng lo lắng cho sự thành công của vụ nuôi, nhất là trong mùa khô.
Gần đây, trên một số tờ báo điện tử xuất hiện thông tin có tới 98% thủy sản ở Hà Nội nhiễm kim loại nặng, khiến người tiêu dùng hoang mang. Tuy nhiên, theo kiểm tra của Sở NN&PTNT Hà Nội, việc đưa ra những thông tin nêu trên chưa hoàn toàn chính xác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố.
Nhân kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống nghề cá (1/4/1959-1/4/2014), sáng nay 28/3, tại thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh tổ chức thả 400 triệu con cá giống các loại (khoảng 1,1 tấn cá giống) trị giá gần 61 triệu đồng ra môi trường tự nhiên trên sông Hậu.
Trong khuôn khổ hoạt động Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014, tối 28/3, Hội chợ Thủy sản-Công nghiệp-Thương mại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai mạc tại TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.