Nuôi trăn muốn bán phải bán chui

Giá lao dốc...
Hiện HTX Hiệp Phát có 29 thành viên với tổng đàn khoảng 5.000 con, giảm phân nửa so với năm trước.
Theo HTX, giá trăn hiện tại xuống rất thấp, với trăn loại 6kg, vào thời điểm này năm trước khoảng 300.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 150.000 đồng/kg; còn loại trăn 10kg thì còn khoảng 170.000 đồng/kg; loại trăn 40kg trước có giá khoảng 420.000 đồng/kg nay chỉ còn 320.000 đồng/kg.
Anh Lâm đang chăm sóc đàn trăn gần 500 con của mình.
Anh Nhu cho hay: “Tại xã có khoảng 200 người nuôi trăn nhưng chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ, chưa vào HTX.
Chính vì vậy họ chưa cập nhật được tình hình biến động của giá cả, khiến dễ bị ép giá.
Bên cạnh đó, còn do đặc tính của loài trăn, mỗi năm người nuôi chỉ có thể nuôi 1 vụ, khi trăn con nở thì lượng trăn giống sẽ tăng đột biến chỉ trong một thời điểm, thương lái nhất định sẽ tìm cách ép giá”.
“Với giá hiện tại, để nuôi được loại trăn 6kg thì tốn khoảng từ 1-1,1 triệu đồng, trong khi đó bán ra chỉ khoảng 900.000 đồng, người nuôi chắc chắn lỗ, hộ mới nuôi thì càng lỗ nặng” – anh Nhu phân tích.
Trần ai xin giấy bán trăn
"Chúng tôi cũng đã nhận được nhiều ý kiến thắc mắc của người dân và cũng đã phản hồi lên ngành cấp trên và được trả lời là mọi việc chỉ làm theo đúng quy định của pháp luật.
Nếu người nuôi không tuân thủ thì việc vận chuyển mua bán ra bên ngoài khi gặp lực lượng chức năng và bị tịch thu thì người nuôi phải tự chịu”.
Ông Nguyễn Hữu Trí - Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy
Theo những hộ nuôi trăn, khi mua bán trăn trong thị xã thì phải có hợp đồng mua bán do Phòng Kinh tế thị xã xác nhận; nếu mua bán ngoài địa phương phải có thêm giấy vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp.
“Người nuôi trăn đa số là nông dân, mặt bằng văn hóa thấp, nên thảo hợp đồng rất khó khăn.
Khi bắt đầu nuôi, người nuôi phải đến UBND xã để xác nhận vào đơn xin đăng ký cấp sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản, sau đó cầm đơn này đến Phòng Kinh tế để xác nhận rồi gửi qua
Chi cục Kiểm lâm tỉnh, nơi này mới cấp sổ. Khi đã có sổ thì mỗi lần tăng hay giảm đàn đều phải làm giấy. Nay lại có thêm xin giấy vận chuyển “đặc biệt” mới được mua bán ngoài thị xã, chúng tôi quá mệt mỏi…” – anh Nhu bức xúc.
Đồng tình với quan điểm của anh Nhu, anh Đỗ Trung Hậu - cán bộ khuyến nông xã Hiệp Lợi, cho biết:
“Trong thời gian 2-4 năm nuôi mới bán trăn được. Người nuôi phải chia thành nhiều đợt bán để lấy ngắn nuôi dài.
Trong trường hợp rủi ro trăn bị chết hoặc sắp chết họ phải tranh thủ bán ngay nếu không thương lái sẽ không mua hoặc mua với giá rẻ.
Trong khi đó, xã Hiệp Lợi cách Chi cục Kiểm lâm hơn 50km làm sao họ có thời gian để thảo hợp đồng mua bán hoặc xin thêm giấy vận chuyển đặc biệt ở mỗi lần bán trăn”.
“Có nhiều hộ đã phải bán tháo bán đổ trăn non để mong lấy lại chút vốn liếng.
Vì có nuôi tiếp thì cũng không có đủ khả năng đi xin từng miếng giấy để được bán trăn ra bên ngoài” – anh Nguyễn Lâm một thành viên HTX cho biết.
Related news

Giữa tháng 9 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp.

Với chủ đề “Nông nghiệp, nông thôn hội nhập và phát triển- Doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng nông dân”, Hội chợ Nông nghiệp – Du lịch – Thương mại vùng biên giới phía Bắc tổ chức tại TP. Lào Cai đã quy tụ được hàng trăm các gian hàng trưng bày sản vật quê hương.

Cho doanh nghiệp (DN) thầu đất vừa được thu sản phẩm (100 – 120kg thóc/sào/năm), vừa có thể trở thành nhân công của DN, canh tác trên chính mảnh ruộng của mình với mức lương 100.000 – 150.000/ngày, những nông dân tham gia Dự án phát triển sản xuất mô hình giống lúa lai F1 tại Nam Định đang được hưởng “lợi nhuận kép”.

Phải khẳng định rằng, thịt lợn siêu nạc do giống siêu nạc khác hoàn toàn với thịt lợn siêu nạc do dùng chất cấm tạo nạc.

Giúp nông dân (ND) giảm chi phí, tăng thu nhập và hạn chế ô nhiễm môi trường là mục đích của mô hình ủ phân hữu cơ từ rác, phế phẩm nông nghiệp ở nông hộ, do Hội ND tỉnh Sóc Trăng phối hợp Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thực hiện.