Nuôi Tôm Tích Làm Chơi Ăn Thiệt
Tôm tích là loài thủy sản nước mặn đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau), thế nhưng mô hình nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín, ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới là người tiên phong nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao mô hình kinh tế này.
Qua tìm hiểu thực tế, anh Tín thấy tôm tích rất dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt ít, lớn nhanh, ít tốn chi phí thức ăn và giá thành cao, nên anh đã tìm mua con giống về thả nuôi thử.
Với diện tích khoảng 7.000 m2 đất, anh Tín bao ví lại, tháng 5 năm 2013, anh tìm mua giống từ nhiều nơi được 140 con về thả nuôi, với giá 10.000 đồng/con trọng lượng khoảng 50 đến 80 gam.
Hàng ngày, anh cho nước ra vô tự nhiên, nguồn thức ăn đã có sẵn trong vuông. Sau gần 4 tháng, tôm có trọng lượng từ 250 g đến 350 g, lúc này giá bán ra là 480.000 đồng/kg, bình quân 1 con được trên 100.000 đồng. Đợt thu hoạch này, anh Tín thu được 12 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 10 triệu đồng.
Related news
Đời ngư dân quanh năm lấy thuyền làm bạn, xem biển là nhà và đánh bắt hải sản cốt sao vò gạo gia đình không bị vơi. Thế nhưng, nhiều khi biển "nổi sóng" lại khiến họ lắm phen lao đao, đơn cử như Xuân Giáp Ngọ năm nay…
Mặc dù sản lượng, giá cá ngừ thấp nhưng những ngày giáp Tết Nguyên đán, ngư dân TP Tuy Hòa vẫn hồ hởi, tấp nập cho tàu cập bến, vận chuyển cá lên bờ bán cho các thương lái.
Để nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tập huấn kỹ thuật, có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng, khuyến khích nông dân mở rộng diện tích, khảo sát lập quy hoạch xây dựng làng nuôi trồng thủy sản.
Theo thông tin từ cơ quan chuyên môn tỉnh Lào Cai, lượng thủy sản sẵn sàng cung ứng cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán hiện đã đạt trên 1.000 tấn.
Những ngày qua, bến cá Mỹ Á, xã Phổ Quang (Đức Phổ - Quảng Ngãi) nhộn nhịp kẻ bán – người mua. Ngư dân rất phấn khởi vì trúng đậm hải sản sau mỗi chuyến đánh bắt.