Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan và được bà con nông dân vùng lũ nhân rộng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn cho bà con vùng lũ.
Đến xã Tân Hòa Tây trong những ngày nước lũ lên, không khí nơi đây khá nhộn nhịp, nhiều nông dân trồng lúa tranh thủ ra đồng đặt dớn, giăng lưới, kéo cá đồng về cho cá lóc ăn. Dưới các tuyến kênh, vèo nuôi cá lóc đặt san sát nhau. Khởi động mô hình nuôi cá lóc trong vèo là ông Bùi Văn Chỉnh ở ấp Tân Hưng Tây, ông Chỉnh cho biết, khoảng năm 1995 ông đi tham quan mô hình nuôi cá lóc mùa lũ ở tỉnh Đồng Tháp, thấy mô hình cho kết quả tốt, ông quyết định đầu tư nuôi cá lóc đầu vuông trong mùa lũ.
Ban đầu, ông Chỉnh mua 500 con cá lóc con về nuôi thử nghiệm, kết thúc vụ, sau khi trừ chi phí, ông thu lời trên 8 triệu đồng. Trong mùa lũ này, ông Chỉnh đã thả nuôi trên 1.000 con cá lóc đầu vuông và đang giai đoạn lớn nhanh. Theo ông Chỉnh, cá lóc tương đối dễ nuôi, ít bệnh và có thể tận dụng diện tích mặt nước xung quanh nhà và các phụ phế phẩm khác để nuôi. Trên diện tích khoảng 3 m2 có thể nuôi 500 - 1.000 con cá lóc đầu vuông.
"Chi phí chỉ có tiền giống 400 đồng/con, tiền lưới làm vèo nuôi 200.000 đồng, tiền thuốc cho cá khoảng 100.000 đồng; còn thức ăn cho cá thì tận dụng phụ phế phẩm kiếm được trong mùa lũ như: cá sặt, cá rô, ốc bươu vàng… Sau 3,5 - 4 tháng nuôi, cá lóc có trọng lượng khoảng 800 g đến 1 kg/con. Giá cá lóc dao động từ 30.000 - 35.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, người nuôi còn lời trên 10 triệu đồng" - ông Chỉnh nói. Chẳng những có kinh nghiệm nuôi, ông Chỉnh còn ép thành công cá lóc sinh sản. Mỗi mùa, ông cung cấp hàng ngàn con lóc giống cho bà con nông dân vùng lũ của huyện Tân Phước.
Từ mô hình nuôi cá lóc mùa lũ của ông Chỉnh, nhiều người nuôi ở vùng lũ huyện Tân Phước đã bắt đầu thả nuôi. Ông Nguyễn Văn Quang, ấp Tân Hưng Phước cũng đầu tư nuôi cá lóc đầu vuông từ mùa lũ năm 2011. Năm rồi, ông Quang lãi trên 12 triệu đồng/vèo nuôi 1.200 con cá, còn năm nay do mực nước lũ còn thấp, thức ăn cho cá không nhiều, nên ông chỉ nuôi trên 400 con. Ông Quang cho biết, với số lượng cá này, ông cũng thu được trên 5 triệu đồng tiền lãi.
Ông Quang nói: "Lúc đầu còn khó khăn về kỹ thuật nhưng được các cấp chính quyền địa phương huyện, xã giúp đỡ về kỹ thuật và bản thân học hỏi kinh nghiệm từ các hộ nuôi khác nên đã gặt hái được kết quả đáng phấn khởi". Theo ông Lê Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, trên địa bàn xã, bà con nông dân sống nhờ vào làm ruộng, hằng năm khi vào mùa nước nổi, người dân vùng này thường giăng lưới, bắt cá đồng, cá tạp với số lượng khá nhiều. Do vậy, một số hộ đã suy nghĩ tìm cách để tăng thu nhập cho gia đình bằng cách sử dụng nguồn cá tạp để nuôi cá lóc trong vèo.
Ban đầu, toàn xã chỉ có 1 - 2 hộ nuôi, với 2 - 3 vèo lưới nay đã tăng lên 52 hộ, với 75 vèo (mỗi vèo trung bình 700 con). Mỗi vụ, bà con thả nuôi 3,5 - 4 tháng là thu hoạch, lợi nhuận trên 10 triệu đồng/vèo nuôi. "Thành công từ mô hình nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây đã góp phần tạo thêm một hướng làm ăn cho bà con nông dân trong những tháng nước lũ. Điểm nổi bật của mô hình là đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của bà con nghèo có ít đất sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và giúp bà con nông dân vươn lên" - ông Tùng cho biết.
Mặc dù, mô hình nuôi cá lóc mùa lũ cho hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên vẫn là phong trào "tự phát", nên nông dân gặp nhiều khó khăn do thiếu kiến thức về kỹ thuật, chưa có kinh nghiệm, nguồn cá tạp ngày một khan hiếm và trong khâu tiêu thụ sản phẩm thường bị thương lái ép giá... Để mô hình có sức lan tỏa và tạo nguồn thu nhập ổn định cho bà con vùng lũ rất cần sự hỗ trợ từ các ngành chức năng về kỹ thuật, cũng như định hướng thị trường mục tiêu cho bà con.
Related news

Ngoài ra hiện nay, Hàm Thuận Bắc đang đẩy mạnh ứng dụng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa xác nhận và lúa thương phẩm với Công ty TNHH Nha Hố và Công ty phân bón Khang Nông, ở 3 xã điểm xây dựng nông thôn mới (Hàm Trí, Hồng Sơn, Hàm Phú) với diện tích 43,9 ha/77 hộ tham gia, đạt hiệu quả cao trong vụ đông xuân. Huyện đang chỉ đạo 3 xã nhân rộng mô hình liên kết trong vụ hè thu, đến nay 3 xã đã ký kết mở rộng mô hình lên 103,6 ha.

Để tăng cường đầu ra và giữ giá cho quả vải thiều, chiều 16/6, hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông Tây Nam Bộ năm 2014 tại TP.HCM.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt thu mua tạm trữ tạm trữ lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giúp nông dân bảo đảm có lãi 30%, tuy nhiên vẫn còn nhiều bấp cập.

Trong đó, diện tích cây cao su đang lấy mủ là 1.530ha, cao su non là 218ha và 124ha cây cao su bị rong tàn ép nhánh để trồng xen cây khác. Trong đó, huyện Tân Châu có diện tích cao su bị chặt nhiều nhất với 675ha, huyện Tân Biên 534ha, huyện Châu Thành 71,4ha, Công ty CP Cao su Tây Ninh 446ha...

Chị Thanh cho biết: “Do đa cây, đa con nên tôi có nhiều nguồn thu khác nhau trong một năm, không bị phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ mỗi mùa vụ. Hơn nữa, tôi còn có thể chủ động được vốn đầu tư qua lại giữa cây, con. Cụ thể như việc mỗi năm, tôi có thể nuôi được gần 3 lứa heo.