Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dự Án Nhỏ Hiệu Quả Kinh Tế Lớn

Dự Án Nhỏ Hiệu Quả Kinh Tế Lớn
Publish date: Wednesday. July 31st, 2013

Đó là Dự án “Hỗ trợ nâng cao chất lượng phát triển sản xuất lợn giống” tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, do Phòng NN – PTNT huyện triển khai từ năm 2009; giúp gần 200 hộ có con giống, kinh nghiệm nuôi lợn nái để bán giống cũng như phục vụ nhu cầu nuôi lợn thịt của gia đình. Đã có rất nhiều hộ thoát đói nghèo từ Dự án ý nghĩa này.

Chăn nuôi là nghề chính trong cuộc sống của đồng bào vùng cao Đồng Văn. Do đó, huyện xác định: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, năng suất, chất lượng, hiệu quả... Tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, phấn đấu thu nhập từ chăn nuôi chiếm trên 60% thu nhập của hộ ở khu vực nông thôn...”. Từ định hướng đó, các xã, thị trấn chỉ đạo nhân dân phát triển chăn nuôi, chú trọng đàn lợn nhằm nâng cao thu nhập.

Tuy nhiên, phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện chưa hình thành cơ sở sản suất và cung ứng giống lợn phẩm chất tốt. Việc chăn nuôi thực hiện theo tập quán truyền thống là cho giao phối cận huyết nên đàn lợn dần bị thoái hoá, thể vóc nhỏ, trọng lượng thấp, khả năng chống dịch bệnh kém.

Nhằm giải quyết vấn đề lợn giống kết hợp chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi, cuối năm 2009, Phòng NN - PTNT huyện thực hiện Dự án “Hỗ trợ nâng cao chất lượng phát triển sản xuất lợn giống” tại xã Sủng Trái. Đây là địa phương có truyền thống chăn nuôi lợn nái, hàng năm thường có khoảng 100 hộ nuôi lợn nái sinh sản phục vụ lợn giống cho xã và địa bàn lân cận.

Ngay sau khi Dự án được phê duyệt, Phòng NN - PTNT phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát, chọn được 185 hộ dân ở 13 thôn trong xã tham gia. Dự án tiến hành mua 172 con lợn nái giống địa phương đủ tiêu chuẩn cung cấp cho 172 hộ. Định mức hỗ trợ giống 2,5 triệu đồng/con, tổng kinh phí 430 triệu đồng từ nguồn vốn 30a. Mua 13 con lợn đực giống cho 13 hộ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học.

Định mức hỗ trợ 100% giá con giống với trọng lượng 40kg/con. Đồng thời, hỗ trợ thuốc thú y với định mức 100.000 đồng/hộ; hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ sửa và làm chuồng trại. Đến tháng 5.2013, số lợn nái bà con nuôi đều sống và sinh sản tốt, 172 lợn nái đã sinh sản được 8.428 con lợn giống đạt tiêu chuẩn.

Về hiệu quả kinh tế, sau gần 4 năm, 172 hộ sản xuất và bán được 8.428 con lợn, với giá bình quân 1 triệu đồng/con giống, cho nguồn thu trên 8.428 triệu đồng, trừ chi phí mua lợn giống, nhân công, thuốc thú y... với số tiền trên 950 triệu đồng thì nguồn thu của bà con được trên 7.400 triệu đồng. Đây là số tiền lớn, giúp bà con trong xã có thêm nguồn thu, xóa đói giảm nghèo.

Về hiệu quả xã hội, hàng năm, từ nghề nuôi lợn sinh sản đã giải quyết việc làm cho 185 hộ với trên 700 lao động. Đồng thời, Dự án cũng chuyển giao tập huấn kỹ thuật được 6 lớp cho 240 lượt người tham gia. Qua thực tế chăn nuôi lợn sinh sản, trên địa bàn xã đã có 49 hộ làm theo, trong đó có 34 hộ nuôi lợn sinh sản từ con giống của các hộ tham gia dự án.

Ngoài cung ứng giống các hộ nuôi lợn nái sinh sản cũng cơ bản giải quyết được vấn đề giống cho các xã phía Nam của huyện. Ông Thò Mí Pó, thôn Há Chớ cho biết: “Gia đình tôi được Dự án hỗ trợ 1 con lợn nái giống từ năm 2009. Ban đầu, gia đình duy trì lợn nái và phát triển tăng đàn theo từng năm. Đến nay đã có 3 con lợn nái, ngoài phục vụ con giống cho gia đình, còn cung cấp cho bà con trong thôn và các xã lân cận.

Từ chăn nuôi lợn, bình quân mỗi năm, trừ chi phí gia đình cũng thu khoảng 20 triệu đồng”. Giống như gia đình ông Pó, từ việc tham gia Dự án, gần 200 hộ dân trên địa bàn xã đã có con giống phát triển chăn nuôi, thêm nguồn thu nhập, trong đó có gần 50 hộ đã thoát khỏi cảnh đói nghèo. Đồng chí Nguyên Thanh Tuân, Trưởng phòng NN – PTNT huyện cho biết: Với số vốn đầu tư chưa đầy 1 tỷ đồng, đây là

Dự án vốn đầu tư nhỏ nhưng hiệu quả thu được rất lớn. Ngoài việc giúp gần 200 hộ dân trên địa bàn xã Sủng Trái có con giống phát triển chăn nuôi lợn nái, lợn thịt và đáp ứng nhu cầu lợn giống phát triển chăn nuôi cho xã và các xã lân cận, còn giúp huyện bảo tồn nguồn gen lợn địa phương có giá trị kinh tế cao; khống chế được tình trạng lây lan dịch bệnh”.

Qua Dự án tại xã Sủng Trái, từ năm 2012 đến nay, huyện Đồng Văn đã nhân rộng việc hỗ trợ nhân dân chăn nuôi lợn nái địa phương trên địa bàn các xã. Trong đó, năm 2012, hỗ trợ 66 hộ với mức đầu tư bình quân mỗi hộ 7 triệu đồng; năm 2013 hỗ trợ 285 hộ, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ.

Tuy nhiên, huyện xác định đầu tư lợn nái sinh sản cho từng thôn tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ lợn giống, số hộ dân nên việc đầu tư chỉ đủ sản xuất giống đáp ứng nhu cầu từng thôn nhằm hạn chế việc bán giống ra ngoài địa bàn, tránh lây lan dịch bệnh.


Related news

Nguyên Nhân Bệnh Tai Xanh Trên Đàn Lợn Bùng Phát Thành Dịch Ở Bắc Cạn Nguyên Nhân Bệnh Tai Xanh Trên Đàn Lợn Bùng Phát Thành Dịch Ở Bắc Cạn

Đến nay, bệnh tai xanh đã lan rộng trên đàn lợn ở hai địa phương là thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới với tổng số hơn 2 nghìn con bị mắc bệnh. Thống kê của Chi cục Thú y Bắc Kạn, tính đến chiều ngày 23/09 tại hai địa bàn trên đã có 995 con lợn bị chết và tiêu hủy do dịch bệnh, hiện còn hơn 300 con lợn bị bệnh đang theo dõi và điều trị.

Saturday. September 29th, 2012
Mùa Tôm Sú Năm 2012 Tại ĐBSCL Chết Ngay Đầu Vụ Mùa Tôm Sú Năm 2012 Tại ĐBSCL Chết Ngay Đầu Vụ

Chưa có con số thống kê chính thức từ Cục nuôi trồng (Bộ NNPTNT), nhưng theo thông báo nhanh của sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL cho thấy hơn quá nửa diện tích thả nuôi tôm của nông dân bị thiệt hại nặng. Vẫn là nguyên nhân rất cũ: Con giống, thủy lợi, kỹ thuật, nguồn nước... và năm nay thêm một nguyên nhân nữa là người dân nôn nóng thả sớm mong được giá. Nào ngờ...

Friday. April 20th, 2012
Nhân Rộng Mô Hình Bón Phân Viên Nén Dúi Sâu Cho Lúa Ở Như Thanh Nhân Rộng Mô Hình Bón Phân Viên Nén Dúi Sâu Cho Lúa Ở Như Thanh

Từ chỗ áp dụng bón phân viên nén dúi sâu trên diện tích 5 ha năm 2008, qua đúc rút kinh nghiệm, tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ tiền mua 24 máy ép phân, đến vụ xuân 2012, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã nhân rộng diện tích bón phân viên nén dúi sâu lên gần 2.000 ha.

Saturday. June 2nd, 2012
Mô Hình Trồng Măng Tây An Toàn Mô Hình Trồng Măng Tây An Toàn

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao giấy chứng nhận công nhận măng tây là rau an toàn cho Tổ hợp tác sản xuất măng tây (HTSXMT) xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu). Khi có giấy chứng nhận rau an toàn, măng tây sẽ được đưa vào hệ thống siêu thị tiêu thụ.

Friday. June 22nd, 2012
Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tế Làm 3 Vụ Lúa Ở ĐBSCL Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tế Làm 3 Vụ Lúa Ở ĐBSCL

Bước đầu qua điều tra tại một số huyện thuộc Hà Nội, Hà Tây cho thấy nông dân đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trưởng (thuốc trong danh mục gồm 7 loại, trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic acid chiếm 70,9%; thuốc ngoài danh mục 1 loại).

Monday. July 16th, 2012