Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Đốm Trắng Và Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm

Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình hàng năm dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích, nhưng tăng về phạm vi (số xã, huyện, tỉnh) có dịch bệnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các địa phương hướng dẫn người nuôi triển khai nhiều biện pháp phòng, chống. Tuy nhiên, hiệu quả còn chưa cao, dịch bệnh vẫn xảy ra trầm trọng, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho người dân và ngân sách nhà nước.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y vừa có Công văn số 1846/TY-TS đề nghị các đơn vị triển khai nhiệm vụ "Xây dựng giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi", nhằm tìm ra giải pháp phòng, chống hiệu quả hơn.
Nội dung nhiệm vụ xây dựng có hai nội dung chính đó là: Giám sát lưu hành bệnh, tác nhân gây bệnh đốm trắng (giống Whispovirus thuộc họ Nimaviridae) và gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang gen gây bệnh) trên tôm nuôi; Nghiên cứu chuyên sâu trong phòng thí nghiệm.
Theo đó, lựa chọn 8 tỉnh có chủ đích trong đó 6 tỉnh nuôi tôm thương phẩm: Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tĩnh, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng và 2 tỉnh sản xuất tôm giống: Ninh Thuận và Bình Thuận để tiến hành lấy mẫu. Thời điểm lấy mẫu: Trước lúc thả nuôi 02 tuần và sau khi thu hoạch 02 tuần, liên tục trong 04 tháng (20 tuần), bắt đầu từ 11/2014 đến hết tháng 2/2015.
Triển khai nội dung này nhằm đánh giá thực trạng nuôi tôm giống và tôm thương phẩm tại một số địa phương trọng điểm về nuôi tôm; đánh giá thực trạng quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh của người nuôi tôm và của các cơ quan chuyên ngành về nuôi trồng, thú y thủy sản và đánh giá mức độ lưu hành virus đốm trắng tại một số địa phương trọng điểm về sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm; đồng thời xác định một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến lưu hành virus đốm trắng và dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi; đánh giá, lựa chọn bộ kit chuẩn nhằm hướng dẫn để các địa phương sử dụng xét nghiệm bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.
Related news

Qua thử nghiệm ở một số địa phương cho thấy, chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, gà phát triển đồng đều, ít bị bệnh, lông tơi mượt và sạch, quản lý nuôi dưỡng đơn giản; tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 70 ngày nuôi gà có tỷ lệ sống cao (98%), đạt 2,2 kg; khả năng sinh sản tốt, đạt từ 170-180 quả trứng/năm.

Vào mùa khô, mùa thu hoạch cá đồng, người nuôi cá lựa bắt những con cá lớn để bán, con nào còn nhỏ giữ lại để làm cá giống cho mùa sau. Khi mùa mưa đến, cá mang trứng ra môi trường tự nhiên để đẻ con. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cả cá mẹ và cá non bị săn bắt ráo riết, nếu không có biện pháp bảo vệ kiên quyết thì nguồn lợi cá đồng sẽ cạn kiệt nhanh.

Những năm trước, nông dân xã Đồng Nai (Bù Đăng - Bình Phước) vui mừng vì trồng xen ca cao trong vườn điều cho hiệu quả kinh tế cao. Hai năm qua, người trồng ca cao ở đây lại “nản” vì giá cả thất thường và nấm bệnh xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà vườn có kinh nghiệm, giá ca cao đang ổn định và vấn đề sâu bệnh không đáng ngại, chỉ cần chủ động chăm sóc, phòng trị bệnh, cây sẽ cho năng suất cao.

Thời gian qua nhờ trồng rau màu, nhiều hộ dân ở Sóc Trăng đã có thu nhập ổn định. Ưu điểm của mô hình này là không cần nhiều đất sản xuất, có thể canh tác quanh năm, chỉ cần nông dân siêng năng và chọn cây trồng thích hợp với điều kiện thời tiết và nhu cầu thị trường.

Theo dự báo, mức giá này không dừng lại và sẽ tiếp tục tăng lên 30.000 đồng từ nay đến Tết Nguyên đán. Nguyên nhân được xác định là vào cuối vụ, bà con nhà vườn đang xử lý ra hoa đậu trái cho vụ mùa nghịch. Hiện nay, Hợp tác xã Thạnh Phước mỗi ngày chỉ cung ứng cho thị trường hơn 1 tấn trái.