Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Rắn Mối Giúp Nông Dân Phát Triển Kinh Tế Gia Đình

Nuôi Rắn Mối Giúp Nông Dân Phát Triển Kinh Tế Gia Đình
Publish date: Saturday. June 16th, 2012

Qua bình xét cuối năm 2011 xã Bình Đông, thị xã Gò Công (TXGC), tỉnh Tiền Giang có 219 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, những nông dân này đã thành công trong nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình tại địa phương - trong số này có gia đình ông Nguyễn Văn Hai, ấp Hồng Rạng, xã Bình Đông đã thành công với mô hình nuôi rắn mối.

Rắn mối là con vật rất hiền lành nhưng chưa hẳn ai cũng dám bắt chúng. Người không quen, nhìn chúng đã sợ huống chi là ăn thịt. Rắn mối con lớn nhất bằng ngón chân cái, nặng khoảng 100 - 150 gram, mỗi con dài khoảng một gang tay. Rắn mối có lớp vảy óng ánh trên mình, chạy rất nhanh khi gặp nguy hiểm. Theo lời ông bà truyền lại, thịt rắn mối là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trẻ con đêm ngủ thở khò khè, cho ăn thịt rắn mối sẽ khỏi ngay. Ăn thịt rắn mối còn giúp da mặt phụ nữ thêm mịn màng. Ai đã một lần ăn thịt rắn mối đảm bảo không thể nào quên bởi cái hương vị thơm ngon, đậm đà, bổ dưỡng.

Rắn mối đã được bàn tay khéo léo của con người chế biến ra những món ăn hết sức độc đáo mà đơn giản. Rắn mối có thể chế biến được rất nhiều món ngon miệng, từ những món đơn giản đến món ăn cầu kỳ. Anh Lê Văn Nghĩa là người thường xuyên chế biến các món ăn từ rắn mối tại nhà hàng ở TP. Hồ Chí Minh cho biết rắn mối được chế biến đến 7 món như nướng rắn với muối ớt, nấu cháo, bóp gỏi, hấp chao,... Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người tìm và thưởng thức các món ăn mang nguồn gốc thiên nhiên này.

Qua đọc báo, truy cập mạng Internet, ông Nguyễn Văn Hai nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt động vật hoang dã đã được thuần dưỡng nuôi tại gia đình. Ông cải tạo chuồng nuôi heo trước đây sang đầu tư vào nuôi rắn mối. Hiện ông nuôi trên 10 ngàn con với diện tích 45 m2, bình quân 1 kg con giống có 35 con/kg, với giá ban đầu là 300 ngàn đồng/kg. Rắn mối từ khi sinh ra nuôi đến 6 tháng là đẻ. Ông Hai cho biết, mỗi con rắn mối cái đẻ 1 bọc từ 5 - 7 con. Khi rắn mối mang thai thì phải đem nhốt riêng chuồng để bảo vệ được rắn mối cái và bầy con sau này. Rắn mối là loại động vật dễ nuôi, đây cũng là loài nhạy bén trong cách săn mồi, vì chúng có mũi và lưỡi rất thính. Gọi là rắn mối vì thức ăn khoái khẩu của chúng là những con mối sống trong các tổ mối và gốc cây mục, ngoài ra rắn mối còn có những mồi thích hợp như cơm nhão trộn với cá nấu chín. Nuôi rắn mối không tốn nhiều công sức, mỗi sáng chỉ dọn chuồng một lần và cho chúng ăn. Nhưng có một điều quan trọng là phải cung cấp đầy đủ nước uống, rắn 
mối có thể nhịn thức ăn được chứ không thể thiếu nước uống.

Chia sẻ về những kinh nghiệm nuôi rắn mối, ông Nguyễn Văn Hai cho biết: "Rắn mối là giống thiên nhiên dễ nuôi, khi làm chuồng phải "nửa kín nửa hở", cung cấp đủ nguồn nước cho rắn mối vì loài động vật này không thể thiếu nước".

Ngoài việc chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình, ông Hai còn hướng dẫn cho nông dân trong xã nuôi rắn mối, ông Lê Văn Sàng ấp Hòa Thân, xã Bình Đông được ông Hai hướng dẫn kỹ thuật và nhân giống và hiện ông Sàng đang nuôi khoảng 4 - 5 ngàn con rắn mối. Hiện nay các nhà hàng tại TP.HCM đang cần rất nhiều các sản phẩm từ thịt rắn mối, các thương lái đến mua giá mỗi kg rắn mối từ 350 ngàn đồng trở lên.

Ông Nguyễn Minh Việt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Đông cho biết: "Ông Nguyễn Văn Hai là nông dân cần cù chịu khó, biết học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, áp dụng vào điều kiện của mình đã nuôi thành công mô hình rắn mối, đây là mô hình hay, giúp cho nông dân có thêm thu nhập, ổn định phát triển kinh tế gia đình".

Hiệu quả từ mô hình nuôi rắn mối của nông dân xã Bình Đông đã mở ra hướng đi mới cho nông dân nói chung và nông dân xã Bình Đông TXGC nói riêng biết làm giàu chính đáng ngay tại mảnh đất của gia đình mình. Hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng để nhiều hộ nông dân khác cùng phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng và phát triển tổ chức Hội Nông dân xã nhà ngày càng vững mạnh và phát triển toàn diện.

Related news

Nhà Vườn Võ Văn Bé Năm Chí Thú + Sáng Tạo = Làm Giàu Nhà Vườn Võ Văn Bé Năm Chí Thú + Sáng Tạo = Làm Giàu

Với 8.000 m2 đất vườn trồng vú sữa và bưởi, có lúc phải lao đao vì bệnh thối rễ do nấm bệnh tấn công, nhưng nông dân Võ Văn Bé Năm (Phú Quới, Phú Phong, Châu Thành, Tiền Giang) không chịu đầu hàng mà quyết tâm nghiên cứu tìm ra giải pháp hữu hiệu để chữa trị. Kết quả vườn cây ăn trái của anh đã được phục hồi và phát triển xanh tốt, mỗi năm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Thursday. June 20th, 2013
Giới Thiệu Giống Lúa Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu Giới Thiệu Giống Lúa Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu

Ngày 24-9, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp Viện lúa ĐBSCL tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang).

Thursday. September 27th, 2012
Nuôi Rắn Thu Tiền Tỷ Nuôi Rắn Thu Tiền Tỷ

Anh Trần Đình Vường là một trong những người đầu tiên ở thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình nuôi rắn. Giờ đây, mỗi năm rắn đem về cho gia đình anh tiền tỷ.

Friday. September 28th, 2012
Một Tay Làm Nên Cơ Nghiệp Một Tay Làm Nên Cơ Nghiệp

Bị mất một bàn tay trong chiến tranh nhưng hiện ông Nguyễn Văn Thuận (trại Cầu Cả, xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) vẫn có thu nhập 100 triệu đồng/năm từ làm VAC.

Wednesday. August 7th, 2013
Hạn Hán Gây Thiệt Hại Nặng Cho Thủy Sản Ở Cà Mau Hạn Hán Gây Thiệt Hại Nặng Cho Thủy Sản Ở Cà Mau

Hạn hán kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, mà sản xuất thuỷ sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Friday. May 3rd, 2013