Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ong Lấy Mật - Cải Thiện Kinh Tế Hộ Gia Đình

Nuôi Ong Lấy Mật - Cải Thiện Kinh Tế Hộ Gia Đình
Publish date: Tuesday. October 29th, 2013

Mấy năm nay, những lúc nông nhàn, ông Ngô Quang Thạo, ở xã Minh Tân (huyện Kiến Thụy - Hải Phòng) có thêm nghề quay mật cho những hộ nuôi ong trong vùng. Cứ đến mùa thu hoạch, ông Thạo lại đạp xe rong ruổi khắp làng trên xóm dưới quay mật giúp mọi người. Ông ít khi lấy tiền công quay mật nên mọi người thường cảm ơn bằng cách gửi biếu con gà, đôi vịt, lít mật ong...

Nghề dễ làm

Thời gian gần đây, nghề nuôi ong lấy mật khá phát triển tại nhiều vùng ngoại thành. Tận dụng đất vườn thả một vài thùng ong, ít thì đủ mật “xịn” cho gia đình dùng cả năm, nhiều đem biếu hay bán cũng thu được khoản tiền kha khá thêm vào chi dùng sinh hoạt hằng ngày. Nghề nuôi ong lấy mật khá nhàn hạ và đơn giản, cái chính phải có vườn rộng và nguồn hoa ổn định cho ong hút làm mật. Một năm có 3 vụ thu hoạch mật ong, mỗi vụ gắn với một số loại hoa. Mùa xuân, ong thường đi hút mật hoa vải, hoa nhãn, chất lượng mật tốt nhất. Mùa hè, ong chủ yếu tìm về các bãi bồi ven sông, ven biển để tìm hoa sú, hoa vẹt. Còn mùa thu, hoa táo, hoa đay… là món khoái khẩu của ong. Thùng nuôi ong hình trụ, có vỏ ngoài làm bằng loại gỗ nhẹ như gỗ thông, được khơi khô để tránh ẩm mốc. Đáy thùng hình chữ nhật, cạnh có kích thước khoảng 45 x 30cm. Bên trên đậy nắp và có mái che để tránh mưa, nắng. Trong 1 thùng nuôi ong, đặt từ 4 đến 6 cầu là tốt nhất. Cầu là bộ phận để cho ong làm tổ, xây tầng. Phía trên cầu ong dùng để trữ mật, còn phía dưới chúng xây các lỗ hình ô lăng để ong chúa vào đẻ trứng.

Theo những người nuôi ong lâu năm cho biết: Ong sinh sản chủ yếu vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Khi này, những người mới vào nghề nên đi mua thùng ở những cơ sở nuôi, gây giống ong. Thùng gồm các cầu, có sẵn ong chúa và ong thợ với giá xấp xỉ 100 nghìn đồng/cầu. Còn những người đang nuôi, đây là mùa ong tách đàn, nên chuẩn bị thùng mới. Mỗi thùng ong chỉ có 1 con ong chúa, khi đàn có nhiều ong thợ, xuất hiện thêm ong chúa, phải tách đàn mới. Nếu đủ thức ăn, ong thợ sống được hơn 2 tháng, còn thiếu thức ăn, chúng chỉ sống được 30- 40 ngày. Riêng đối với ong chúa, có thể sống được đến 4 năm, nhưng chỉ năm đầu sinh sản tốt, những năm sau giảm dần. Vì thế, tốt nhất 1 năm thay ong chúa một lần. Có thể tạo ong chúa bằng cách làm những “mũ” nhân tạo, cho ấu trùng sống trong đó, chúng sẽ phát triển thành ong chúa phục vụ cho việc thay ong chúa hay tách đàn sau này.

Hiệu quả kinh tế cao

Hiện gia đình ông Ngô Quang Thạo nuôi gần 20 thùng ong. Ông Thạo cho biết: Thời gian mới nuôi ong, ông đặt thử 1 thùng, một năm quay 3 lần đủ mật “xịn” cho gia đình dùng cả năm. Nuôi 2 thùng, có mật biếu bạn bè, người thân. Còn nuôi từ 3 thùng trở lên, có mật đem bán. Năm nào hoa nhiều, 1 thùng quay được hàng chục lít mật. Năm ít, cũng được 7-8 lít với giá bán từ 200 đến 300 nghìn đồng/lít. Tính ra, hằng năm mỗi thùng ong đem lại nguồn thu từ 2-3 triệu đồng, bằng cấy cả mẫu ruộng.

Mặc dù nghề nuôi ong nhàn hạ, dễ làm nhưng cũng nhiều rủi ro. Người nuôi ong sợ nhất bị sâu bọ, cóc, nhái… phá tổ. Sau đó là nỗi lo ong chúa bị ốm, chết. Khi này, ong thợ sẽ phá đàn nên cần phải bổ sung ong chúa. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thay được mà phải thay trong mùa sinh sản. Vì thế, chẳng may ong chúa ốm, chết vào thời điểm khác, mất trắng cả đàn. Nếu không chăm sóc cẩn thận, đàn ong dễ bị bệnh, phổ biến nhất là bệnh thối ấu trùng, khiến năng suất và chất lượng mật bị giảm. Người nuôi ong ít bị ong đốt. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh thời điểm đàn ong trở lên dữ dằn khi hết thức ăn, bị dịch bệnh, chuẩn bị ra ong chúa mới… Đặc biệt, khi vô tình giết chết ong, cả đàn sẽ “nổi điên” vì ngửi thấy đồng loại bị chết.

Do nhàn hạ, dễ làm, hiệu quả kinh tế cao nên nghề nuôi ong ngày càng phát triển. Vì thế, mật ong không còn quý hiếm như trước, giá cả cũng có phần giảm và có thời điểm khó bán. Hơn nữa, do tâm lý “ăn xổi” của một số người nuôi, như việc tăng lượng mật, họ nấu đường không kết tinh cho ong ăn rồi bán mật với giá chỉ bằng 1/2, 1/3 so với mật “xịn”. Thậm chí, một số người bán mật rong còn bán loại mật giả được nấu bằng đường không kết tinh trộn hóa chất tạo mùi thơm. Vì thế, người mua cần đến những chỗ quen biết, cơ sở uy tín để không mua phải loại mật kém chất lượng, mật giả. Theo kinh nghiệm của những người nuôi ong lâu năm, nếu là mật “xịn”, 1 lít nặng từ 1,4kg trở lên, có mùi thơm đặc trưng, để lâu không bị đóng cặn. Biết dùng đúng cách, mật ong có nhiều ích lợi cho sức khỏe của con người.


Related news

Nông dân gặp khó vì tôm chết và giá tôm giảm mạnh Nông dân gặp khó vì tôm chết và giá tôm giảm mạnh

Giá tôm sú nguyên liệu giảm mạnh so với những tháng đầu năm 2015 trung bình khoảng 50.000 đồng/kg. Hiện tôm nguyên liệu loại 40 con/kg, giá từ 133.000 - 153.000 đồng/kg, loại 30 con/kg có giá từ 166.000 - 180.000 đồng/kg.

Tuesday. November 17th, 2015
Nhiều hộ nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và không phép Nhiều hộ nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và không phép

Sau 1 tuần (từ ngày 9 đến 14-11) làm việc, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Sở NN-PTNT, Sở GT-VT, Sở TN-MT, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng, TP.Vũng Tàu, TP.Bà Rịa, huyện Tân Thành… đã tiến hành điều tra, khảo sát hơn 100 hộ nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và.

Tuesday. November 17th, 2015
Chuẩn bị thả gần 800.000 con cá giống vào hồ Dầu Tiếng Chuẩn bị thả gần 800.000 con cá giống vào hồ Dầu Tiếng

Chi cục thủy sản Tây Ninh cho biết, dự kiến cuối tháng 11 sẽ tiến hành đợt thả cá giống xuống hồ Dầu Tiếng năm 2015 với số lượng gần 800.000 con.

Tuesday. November 17th, 2015
Chuẩn bị cho gia súc trước mùa rét Chuẩn bị cho gia súc trước mùa rét

Trước mùa rét, người chăn nuôi cần chuẩn bị chống rét, chống đói cho gia súc như sau: chuồng nuôi, vật liệu chống rét, thức ăn, nước uống, phòng trừ dịch bệnh.

Tuesday. November 17th, 2015
Tổng kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi Tổng kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết từ nay đến hết tháng 2-2016, cục sẽ triển khai liên tục các đợt kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi ở 63 tỉnh, thành cả nước, tập trung 8 địa phương trọng điểm.

Tuesday. November 17th, 2015