Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi ong di động một vốn bốn lời

Nuôi ong di động một vốn bốn lời
Publish date: Wednesday. November 4th, 2015

Về vùng đập Đầm xóm 11, xã Xuân Thành (Yên Thành - Nghệ An), thấp thoáng dưới những cánh rừng keo, tràm ngút ngàn, có hàng trăm tổ ong xếp ngay ngắn của những người nuôi ong di động.

Anh Thái Văn Hồng ở xóm 2, xã Tăng Thành (Yên Thành) đang miệt mài tạo “chúa” nhân đàn cho biết: Chúng tôi di chuyển đàn ong từ Tây Nguyên ra vùng đất Nghệ An từ tháng 5, giai đoạn này chủ yếu cho đàn ong hút mật hoa tràm, hoa keo.

Vùng đất đập Đầm sát bên là rú Gám với những cánh rừng nguyên sinh có vô vàn loài hoa, ong thỏa thuê để hút mật.

 

Anh Thái Văn Hồng, xóm 2, xã Tăng Thành (Yên Thành) đang tạo “chúa” nhân đàn ong.

Nghề nuôi ong di động sẽ rất hiệu quả nếu tìm được nơi nhiều hoa, gặp thời tiết tốt thì chẳng mấy chốc giàu.

Anh Hồng cho biết: Có những vụ hoa nở nhiều, không ảnh hưởng thời tiết, trời khô ráo, mùa hoa kéo dài, lại nhiều mật, cứ 5 - 7 ngày là thu được một lứa mật.

Hơn 300 thùng ong có trong vòng 4 - 5 tháng lãi trên 120 - 150 triệu đồng.

Nghề nuôi ong di động cần sự cẩn thận, tỉ mỉ.

Công việc hàng ngày là thường xuyên đảo cầu để mật lên đều, kiểm tra từng thùng ong xem ong có khỏe mạnh, lấy đủ lượng phấn hoa cần thiết hay không.

"Quá trình nuôi ong di động rất cần các khâu kỹ thuật, như hiện tượng sẻ đàn tự nhiên của ong và cách xử lý.

Khi ong chúa đẻ mạnh, số lượng ong trong đàn đông đúc, đàn ong sẽ xây mũ chúa mới và sẻ đàn tự nhiên.

Trong trường hợp này cần cho đàn ong xây thêm cầu mới để ong chúa có nơi đẻ trứng, tổ không chật chội; cắt bỏ bớt lỗ tổ ong đực ở các góc bánh tổ; thay thế ong chúa, bổ sung nguồn thức ăn cho đàn ong.

Đặc biệt là người nuôi ong cần thường xuyên kiểm tra để duy trì con ong chúa tốt cho mỗi đàn.

Khi ong chúa già cần thay thế bằng cách kích thích để đàn ong tự tạo ong chúa mới hoặc đưa mũ ong chúa tốt từ đàn ong khác sang.

Khi đàn ong đã phát triển đông đúc, chủ động tạo thêm mũ chúa để đàn ong sớm sẻ thành 2 đàn một cách tự nhiên...

Nghề nuôi ong di động nay đây mai đó ở những nơi heo hút, dựng lều lán ngay giữa bạt ngàn cánh rừng để canh ong.

Đợt này anh Hồng dựng trại nuôi ong di động ở gần đập Đầm, Xuân Thành (Yên Thành) có khá nhiều thuận lợi, gần khu dân cư, bà con cho nhờ điện để thắp sáng, nước sinh hoạt để tắm rửa.

May nhờ thời tiết thuận lợi nên từ tháng 5 đến nay đã thu về được khoảng trên 100 triệu đồng tiền mật ong.

Dự tính đến hết tháng 3/2016, anh Hồng lại đưa đàn ong di chuyển vào Tây Nguyên để hút mật hoa cà phê.


Related news

Giải Pháp Xử Lý Lớp Lá Cao Su Rụng Giải Pháp Xử Lý Lớp Lá Cao Su Rụng

Vào mùa khô, cây cao su bắt đầu thay lá. Theo thói quen, nhiều hộ trồng cao su ở Bình Phước xử lý lá cao su rụng bằng cách gom lại rồi đốt nhằm phòng chống cháy và diệt các bệnh gây hại cho cây cao su. Tuy nhiên, cách làm này đã ảnh hưởng lớn đến môi trường và giảm khả năng cho mủ của cây cao su.

Saturday. April 5th, 2014
Niên Vụ 2013-2014 Xuất Khẩu Cà Phê Sẽ Đem Về 3 Tỷ USD Niên Vụ 2013-2014 Xuất Khẩu Cà Phê Sẽ Đem Về 3 Tỷ USD

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, ngành cà phê đang đứng trước một số khó khăn thách thức như: trong số 622.167 ha cà phê đang sản xuất của cả nước, hiện đang có khoảng 86 ha cà phê trên 20 năm tuổi (chiếm 15%); khoảng 140.000 ha từ 15 đến 20 năm tuổi (chiếm 25%).

Monday. July 28th, 2014
Trồng Nấm Mèo Cho Thu Nhập Ổn Định Trồng Nấm Mèo Cho Thu Nhập Ổn Định

Trồng nấm mèo bằng mùn cưa đang được nông dân ấp 7, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) nhân rộng. Không cần nhiều đất, đầu tư thấp và cho thu hoạch nhanh đang giúp các hộ trồng nấm có thêm nguồn thu.

Saturday. April 5th, 2014
Mô Hình Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao Mô Hình Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao

Tại các MH, Trung tâm đã chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót được làm từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học Balasa N01 (gọi là đệm lót sinh học). Các hộ tham gia MH được hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống và 30% chi phí vật tư.

Tuesday. July 29th, 2014
“Mánh Khóe” Bơm Nước Vào Ruộng Lúa Để Tăng Trọng Lượng - Lợi Bất Cập Hại “Mánh Khóe” Bơm Nước Vào Ruộng Lúa Để Tăng Trọng Lượng - Lợi Bất Cập Hại

Thương lái ở nhiều nơi phản ánh, thời gian gần đây để tăng trọng lượng lúa khi bán, một số nông dân đã dùng biện pháp bơm nước vào ruộng trước khi thu hoạch. Việc làm này lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy...

Saturday. April 5th, 2014