Lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long đang lên cơn sốt

Lúa lên giá khi hay tin gạo hút hàng xuất khẩu, tăng thêm bình quân 100-200 đồng/kg.
Các chủ ghe đi về vùng đồng xa thu mua lúa vụ thu đông ở các huyện Gò Quao, Giồng Riềng (Kiên Giang) và An Giang cho hay:
Lúa càng lên giá càng khó mua, do tâm lý nông dân ngóng chờ giá lên nữa. Hiện nay bất ngờ là lúa IR50404 được tiêu thụ mạnh.
Tại Cần Thơ, thương lái thu mua lúa tươi IR 50404 giá 4.200-4.300 đồng/kg, lúa khô 5.100- 5.300 đồng/kg.
Lúa hút theo giá gạo lứt nguyên liệu đang lên mức 6.450-6.500 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg so cách đây hơn một tuần, do cần nguồn cung chế biến gạo xuất khẩu 25% tấm.
Bên cạnh đó, các giống lúa hạt dài như OM 5451, OM 2517 cũng tăng giá, lúa tươi 4.500-4.800 đồng/kg, lúa khô 5.400-5.500 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg.
Tăng mạnh nhất là giống lúa RVT ở vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu.
Vào đợt mưa bão vừa qua giá lúa RVT giảm mạnh còn 4.300 đồng/kg vì xay ra gạo bán không ai mua. Nhưng hiện thời giá lúa RVT tăng lên 5.600 đồng/kg vẫn hút hàng.
Thương nhân kinh doanh lúa gạo trong vùng dự đoán, tiếp theo hợp đồng xuất khẩu gạo sang Philippines, gạo Việt Nam lại trúng thầu xuất khẩu sang Indonesia 1 triệu tấn, mở ra cơ hội xuất khẩu tăng trở lại từ nay đến vụ đông xuân.
Trong khi đó, nguồn cung lúa thu đông đang giảm dần do thu hoạch cuối vụ và giá lúa sẽ tiếp tục có lợi cho nông dân.
Related news

Đề tài Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá tầm trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng, do Viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì được nghiệm thu.

Hàng ngàn ngư dân có khát khao vươn ra biển lớn bằng con tàu vỏ thép đang chờ quyết định của Chính phủ và sự vào cuộc của các ngành liên quan xung quanh gói 16 ngàn tỷ đồng mà Quốc hội vừa thông qua... nhưng thực tế không dễ!

Đến dự có ông Huỳnh Hữu Hiệp, đại diện Chi cục phát triển nông thôn tỉnh; ông Huỳnh Hữu Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; đại diện Trạm Khuyến nông huyện; bà Dương Thị Ngọc Yến, Chủ doanh nghiệp Ngọc Ánh, đơn vị hợp đồng thu mua sản phẩm.

Gia đình anh Nguyễn Đình Trọng, thôn 16, xã Hương Lạc (Lạng Giang) làm nghề “gột” lợn hàng chục năm nay. Anh mua gom lợn giống ở nhiều nơi để “gột” nhưng không tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đầu tháng 11 vừa qua, một số con có triệu chứng bỏ ăn, sưng phù đầu rồi lăn ra chết, sau đó lây lan ra hàng chục con lợn khác, thiệt hại khoảng 20 triệu đồng. Anh Trọng cho biết: “Mỗi đợt, tôi vào đàn hàng trăm con lợn, nuôi một tháng rồi bán nên chỉ chăm sóc để mã đẹp, dễ bán. Khi nào lợn bị bệnh tôi mới tiêm thuốc”.

Chính phủ nên tiếp tục triển khai BHNN với quy mô rộng hơn có sự hỗ trợ của nhà nước về phí bảo hiểm cho người nông dân, và phải gắn với các chương trình phát triển khác của nông nghiệp.