Kỹ Thuật Nuôi Lươn Mới
1. Xây dựng ao bể nuôi
Có thể nuôi lươn trong bể xây hoặc trong ao đất, tuỳ từng hộ gia đình vận dụng. Diện tích bể xây thường từ 10 - 20m2, loại lớn 50 - 100m2, sâu nhất 1m, thành bể cần láng nhẵn; đáy bể phải nện chặt trên phủ 1 lớp bùn sạch độ 30 cm, hoặc đổ lớp đất pha sét hay đất màu xốp trên 1/2 diện tích đáy bể. Ðiều chỉnh mức nước nuôi từ 20 - 40 cm. Bờ của ao, bể cần cao hơn 30cm so với mặt nước. Ao, bể đều phải có cống cấp và cống tiêu nước, miệng cống phải bịt lưới chống lươn chui mất. Trên mặt bể có thể trồng cây chịu nước hoặc thả bèo.
2. ương lươn giống
Trước khi ương phải dọn sạch và sát trùng ao, bể nuôi. Khi mực nước còn 10cm, cứ 10m2 dùng 2 - 2,5 kg vôi sống để khử trùng. Sau độ 10 ngày có thể thả lươn giống. Mật độ ương từ 2 - 4 kg/m2 (40 con/kg) thả 80 - 160 con/m2. Cần tắm nước muối 5% độ 5 phút để khử trùng lươn con đề phòng mang bệnh nấm vào bể nuôi.
Trong ao, bể nuôi nên thả thêm một ít chạch bùn (chạch đồng) để đảm nhiệm 2 tác dụng : một là tạo không khí cho ao, bể nuôi do chạch nhao lên nhao xuống thở liên tục; hai là để cho lươn khỏi lẫn hang ở của chúng và cuốn vào nhau do mật độ nuôi dầy, số chạch bùn thả lẫn nhiều nhất 8 - 16 con/m2. Mật độ nuôi trên chỉ áp dụng cho cơ sở lo được đầy đủ thức ăn và có kinh nghiệm tốt về quản lý ao nuôi, làm được như vậy sau 6 tháng nuôi có thể thu hoạch lươn thịt cỡ 100g trở lên. Năng suất nuôi sau 1 năm đạt 5 - 10 kg/m2.
3. Quản lý nuôi
3.1 Cho ăn theo định giờ, định lượng
Lươn chịu đói được lâu, nhưng trong quá trình nuôi không thể để lươn bị lúc no, lúc đói, hằng ngày đều phải cho lươn ăn với mức 5 - 7% trọng lượng đàn lươn. Cho lươn ăn tốt nhất là giun đất (cứ 4 - 6 kg giun có thể tăng trọng 1 kg lươn), cho ăn bằng thịt trai với mức 7% thể trọng lươn mỗi ngày, lươn sẽ tăng trọng bình quân mỗi con 0,55g/ngày. Nếu vụ nuôi là 180 ngày để tính thì hệ số thức ăn thịt trai từ 7,5 - 10 kg/1 kg lươn tăng trọng, hằng ngày cho ăn vào khoảng 6 giờ chiều.
3.2 Giữ mức nước trong ao bể thường 20cm
Thời gian nắng nóng dân cao nước đến 30 - 40cm, 1 tuần lễ thay nước 1 lần, chú ý loại bỏ sạch rác bẩn và thức ăn thừa đề phòng nước bị thối bẩn. Có thể thả bèo, trồng cây khoai nước để làm sạch nước và chỗ trú ẩn cho lươn tạo môi trường sinh thái tốt cho lươn sinh sống.
3.3 Chăm sóc lươn trong mùa rét
Khi nhiệt độ xuống thấp thì lươn chui vào hang hốc trong bùn nằm yên bất động, chống lạnh bằng :
Tăng độ sâu nước ở bể nuôi
Tháo cạn nước trong bể nhưng vẫn để bùn nhão, sau đó đắp lên đáy bể 1 lớp rơm hay thảm cỏ, không được đè nặng lên thảm làm lấp hang lỗ thông khí cho lươn thở.
Thịt lươn ngon, giá trị dược dụng cao tác dụng bồi dưỡng sức khoẻ, bổ gân cốt, khử phong hàn, lươn còn là mặt hàng xuất khẩu; nên phát triển nuôi lươn để bù đắp vào sản lượng tự nhiên ngày càng giảm sút đáp ứng yêu cầu thực phẩm cho nhân dân
Related news
Nuôi lươn là mô hình phổ biến ở nhiều địa phương và được nuôi bằng nhiều hình thức. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã Tân An (TX. Tân Châu - An Giang) đã thực hiện mô hình nuôi lươn trong bồn ủ bằng cây bắp khô, thu được lợi nhuận cao, cải thiện đời sống.
Nuôi lươn không cần bùn, đất; dễ quản lý số lượng, thức ăn dư thừa và dịch bệnh; lươn phát triển nhanh, ít hao hụt… Đó là những ưu điểm của mô hình thí điểm nuôi lươn không bùn được nông dân xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú - An Giang) áp dụng mang lại hiệu quả tốt.
Xin giới thiệu về kinh nghiệm nuôi lươn không bùn bằng bể xi măng của hộ ông Phạm Ngọc Thanh ở đồi Yên Kiệt, xã Sông Lô, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Cách đây vài ngày, ông Nguyễn Chánh Thành, Chủ tịch Hội nông dân xã An Hòa (Trảng Bàng - Tây Ninh) thu hoạch đợt lươn.
Trung tâm giống thủy sản Bình Định (Trung tâm) đã cho lươn đồng sinh sản thành công, tạo ra được con giống chất lượng. Các mô hình nuôi lươn thương phẩm trong môi trường không bùn cũng đã cho kết quả khả quan.