Phương Pháp Nuôi Lươn Với Giun
Cách nuôi này đơn giản, đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đã thực hiện ở Trung Quốc.
1. Ao xây
Bằng gạch có trát xi măng thật nhẵn. Diện tích ao từ 30, 50 hay 80 m2. Tường cao 0,8 - 1m, có cống cấp nước, phía đối diện mở cống thoát nước. Miệng cống chắn bằng lưới sắt, khi không cần nước chảy có thể bịt kín bằng nút cống.
2. Lên liếp
Liếp rộng 1,5 m, cao hơn mặt nước 25 cm, cách nhau bằng rãnh nước sâu 20 cm.Các rãnh thông với nhau, đầu vào chung qua cửa cấp nước, đầu ra chung một cửa thoát nước.
Dùng loại đất màu chứa nhiều mùn hữu cơ để đắp lên mặt liếp tạo cho giun dễ sinh sản và lươn dễ chui rúc kiếm mồi.
3. Nuôi giun
Cho nước ngập rãnh 5-10 cm, cấy giun giống vào liếp. Mật độ 2,5-3 kg/m2. Rải phân chuồng đã ủ hoai lên mặt liếp để tạo môi trường cho giun sinh sản, cách 3-4 ngày lấy hết lớp mùn trên thay vào đó lớp phân mới 4-5 kg/m2 (vẫn phân chuồng ủ hoai).
Sau khoảng 14 ngày thấy giun phát triển dày đặc bắt đầu thả lươn giống vào rãnh.
4. Mật độ thả lươn giống
Mật độ thả: 3-4 kg/m2, tỉ lệ sống trên 90% khi thu hoạch 6 - 10 con/1 kg.
5. Quản lý, chăm sóc
Suốt trong quá trình nuôi, rãnh nước giữ mức sâu khoảng 10 cm và luôn chảy nhẹ. Giun nuôi phát triển liên tục, lươn tự rúc bắt giun ăn, không phải cho ăn bất cứ loại thức ăn nào khác.
6. Thu hoạch
Tùy theo mật độ nuôi và điều kiện chăm sóc... nuôi lươn ở các hình thức trên, năng suất bình thường đạt 5-10 kg lươn/1 m2.
Related news
Nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước.
Năm 2010, cuộc sống của một số hộ nuôi lươn ở xã Tân An – Thị xã Tân Châu phần nào được cải thiện, nhờ thu nhập từ bể nuôi lươn. Giá bán có lúc lên đến 140.000 – 150.000 đồng/kg cho 1kg lươn loại I (khoảng 5 con/kg). “Trúng mùa được giá” nên nhiều hộ nuôi đã phát triển thêm quy mô. Một số hộ nuôi mới, báo hiệu tình hình nuôi lươn ở Tân Châu sẽ phát triển hơn ở năm 2011.
Trước đây nguồn lươn giống tự nhiên tương đối nhiều, nhưng do đánh bắt chưa đi đôi với bảo vệ, môi trường thay đổi,... nên gần đây nguồn lươn giống càng cạn kiệt. Bởi vậy, muốn có đủ lươn giống, phải chủ động vừa lấy giống ngoài thiên nhiên vừa cho lươn đẻ nhân tạo.
Ngày nay, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã và đang trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu qủa kinh tế cao, đặc biệt nuôi lươn đang là đối tượng nuôi khá phổ biến trong mùa nước nổi này.
Lươn là loài cá sống chui rúc ở dưới bùn, điều tiên quyết để nuôi lươn có kết quả là phải đảm bảo nguyên tắc: Lươn không bò trốn đi mất, tạo môi trường sống tương tự gần giống với chúng sống ở ngoài thiên nhiên.