Nuôi lươn trong bể xi măng dễ làm mà lãi khá

Bà Mã Thị Bông (63 tuổi), ở ấp An Phú, xã An Long đã tận dụng diện tích đất trống quanh nhà xây 6 cái bể diện tích 120m2.
Phía đáy hồ, bà Bông cho phủ một lớp bùn, rồi bơm nước vào bể và thả lươn giống vào nuôi.
Ở 4 góc bể, bà treo 4 bó cây xanh làm thức ăn cho lươn.
Bên trên mặt nước bể được phủ kín bởi một mảng lục bình và các loại cây bắp (ngô) tạo bóng mát để lươn có nơi trú ẩn.
Mỗi góc bể chừa một khoảng trống nhỏ để bỏ thức ăn cho lươn.
Bà Mã Thị Bông, xã An Long “khoe” những con lươn béo chuẩn bị xuất bán.
“Nguồn thức ăn cho lươn chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm và cá tạp, cua, ốc bươu vàng đã nấu chín.
Lúc đầu, thả lươn giống vào một bồn ương.
Một tháng sau, ta tuyển chọn những con lươn khỏe mạnh rồi thả vào 6 bể để nuôi thương phẩm.
Thức ăn điều chỉnh tăng lên theo quá trình sinh trưởng của lươn...” - bà Bông chia sẻ kinh nghiệm.
Cuối tháng 7.2015, bà Bông cho tát bể, thu hoạch được hơn 1.200kg lươn thương phẩm, bán giá bình quân 123.000 đồng/kg, thu nhập gần 150 triệu đồng.
Trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, bà Bông còn lãi hơn 30 triệu đồng.
Thành công lứa đầu đã khích lệ bà Bông nuôi tiếp 8.200 con lươn giống trong 9 bể xi măng.
“Năm nay thức ăn rẻ, nuôi thuận lợi, con lươn mau lớn, ít bệnh, chắc lứa tới vẫn lời…” - bà Bông tin tưởng.
Toàn huyện Tam Nông hiện có trên 100 hộ đang nuôi lươn trong hơn 300 bể, bồn lót bạt.
Ông Lê Phước Thiện - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Tam Nông cho biết: “
Với sự thành công của nhiều hộ hội viên, sắp tới chúng tôi sẽ chỉ đạo Hội ND cơ sở tuyên truyền, vận động nhân rộng mô hình nuôi lươn trong mùa nước nổi.
Bên cạnh đó, Hội cũng sẽ tích cực phối hợp với các ngân hàng giúp bà con vay vốn đầu tư xây dựng mô hình nuôi lươn”.
Related news

Theo Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, trên đoạn sông Hậu dài khoảng 1 km nằm dọc theo cồn Sơn, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy hiện có 52 bè cá của người dân chủ yếu là nuôi cá điêu hồng, thát lát cườm. Hằng năm cung cấp trên 530 tấn cá các loại ra thị trường Cần Thơ và các tỉnh lân cận.

Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức chương trình "Đối thoại bàn tròn về nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL".

Năm 2014, hoạt đông nuôi tôm nước lợ vẫn còn nhiều khó khăn, do thời tiết bất lợi, tỷ lệ dịch bệnh khá cao, giá tôm lên xuống bất thường... Tuy nhiên, nhìn chung năm nay tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng được ưu tiên chọn nuôi và đa số bà con nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh có một vụ mùa thắng lợi.

Năm 2014, diện tích nuôi thủy sản 47.202ha, đạt 106% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi tôm biển 35.953ha, đạt 112% kế hoạch năm, bao gồm diện tích nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đã thả giống quay vòng được 10.694ha (tôm sú 1.491ha, tôm chân trắng 9.203ha); diện tích nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa 25.259ha, đạt 100% kế hoạch năm.

Là xã ven biển có diện tích mặt nước mặn, lợ chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên, Đồng Rui có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thuỷ cầm. Những năm qua, người dân xã đã tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn đưa giống vịt biển vào nuôi. Hiện nuôi vịt biển đã trở thành một trong những mô hình kinh tế mang lại nguồn thu lớn cho bà con ở đây.