Nuôi Lươn Hiệu Quả Gấp 4 Lần Trồng Lúa
Phong trào nuôi lươn thương phẩm trong bồn ở An Giang mang lại hiệu quả cao gấp 4 lần so với trồng lúa.
Mô hình này được nhân rộng giúp người dân cải thiện cuộc sống.
Nuôi lươn trong bồn không chiếm nhiều diện tích. Có thể tận dụng trước nhà, sau vườn hay dưới sàn nhà làm bồn nuôi lươn. Chi phí nuôi lươn trong bồn rất thấp. Xã Tân An, thị xã Tân Châu phát triển mạnh mô hình nuôi này với hàng trăm hộ tham gia nuôi, hộ nuôi nhiều nhất từ 6 - 10 bồn, ít nhất cũng 1 - 2 bồn.
Anh Trần Văn Tấn ở ấp Tân Hậu A1, xã Tân An cho biết, anh nuôi 3 bồn lươn chi phí chỉ vài triệu đồng. Sau 8 - 9 tháng thu hoạch có thể thu lãi hàng chục triệu đ/bồn. Nếu cùng số vốn trên nuôi các loại hay trồng rau màu thì hiệu quả kinh tế không bằng.
Trước đây gia đình anh Tấn chuyên nuôi cá bè. Hai năm gần đây, tận dụng diện tích đất dưới sàn nhà, anh đầu tư 5 bồn nuôi lươn đã thu lãi hai vụ trên 45 triệu đồng. Tính ra lãi rất nhiều lần so với trồng lúa lại ít tốn công chăm sóc.
Ấp Tân Hậu A2, xã Tân An xuất phát mô hình nuôi lươn trong bồn. Từ đó ấp đã thành lập hai tổ hợp tác nuôi lươn thương phẩm, thương lái đến tận nhà bao tiêu sản phẩm.
Anh Đặng Văn Tỷ, tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi lươn, ấp Tân Hậu A2 phấn khởi cho biết, cả ấp có 2 tổ hợp tác với hơn 100 hộ tham gia mô hình nuôi lươn bồn (mỗi bồn nuôi 4 x 6m). Các hộ nuôi lươn thương phẩm nhiều nhất (15 bồn) là hộ chị Trần Thị Lan, Phan Thị Phụng trừ chi phí mỗi năm thu lãi gần 200 triệu đồng. Do giống lươn nuôi được bắt từ tự nhiên nên thịt rất ngon.
Anh Võ Bá Đương ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) là một trong những người đầu tiên nuôi lươn ở vùng này, cho biết: "Trước kia nơi đây đa số các hộ sống bằng nghề nông. Nay đã hình thành một làng nuôi lươn với gần 200 hộ SX.
Gia đình tôi đã đầu tư 9 bồn nuôi lươn, mỗi bồn thả 1.000 con. Trước khi thả nuôi tôi lựa thật kỹ từng con, kích cỡ bằng nhau để tránh tình trạng hao hụt lươn lớn ăn lươn bé. Lươn giống chủ yếu khai thác tự nhiên, sau 8 tháng nuôi cho thu mỗi bồn từ 380 - 400 kg lươn thương phẩm. Trừ chi phí nuôi còn lãi khoảng 100 triệu đ/năm".
Anh Đương cho biết thêm: "Kỹ thuật xây bồn nuôi lươn khá đơn giản. Chỉ cần 30 - 40 m2 nilon loại không thấm nước có thể làm bồn thả nuôi từ 1.000 - 1.200 con, tương đương khoảng 60 - 70 kg lươn giống, chiều cao mỗi bồn từ 1 - 1,3 m, lượng nước trong bồn cao 5 tấc, đất bỏ vào bồn phải là đất ruộng, thả lục bình để làm mát cho lươn...".
Related news
Trong khi trước đó, từ đầu niên vụ ngày 1/10 đến hết tháng 11/2014 giá cà phê trong nước luôn giao động trong khoảng 40-41 triệu đồng/tấn, thậm chí trước đầu niên vụ 2014-2015 giá từng đứng vững ở mức 42 triệu đồng/tấn.
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh hàng năm trên 117.000 ha, năng suất bình quân năm 2014 đạt 56,3 tạ/ha, tăng 2,1 tạ/ha so với năm 2010; sản lượng năm 2014 ước đạt trên 660.000 tấn, tăng 21.000 tấn/ha so với năm 2013.
Sự ra đời của Hiệp hội Thủy sản (Basep) trong 3 năm qua đã thể hiện rõ vai trò cầu nối của mình đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản. Gần 50 hội viên có doanh số chiếm tỉ trọng lớn trong toàn hiệp hội, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh...
Ở Tiền Giang, khóm phụng, khóm son là loại trái cây được xem là “hàng độc” để phục vụ nhu cầu chưng nghi của người tiêu dùng cả nước trong dịp Tết. Ông Hà Văn Bảy, nông dân trồng khóm ở xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước (Tiền Giang) cho biết, khóm phụng, khóm son là loại khóm kiểng có màu đỏ son sặc sỡ hoặc hình dáng như chim phụng nên được thị trường rất ưa chuộng. Để có các loại khóm này cung cấp cho thị trường thì các thương lái thường phải đặt hàng từ trước Tết khoảng 1-2 tháng.
Bắt đầu vận hàn7h từ năm 2010, đến nay Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn Hà Nội đã thu hút được 625 Hợp tác xã (HTX) trên 11 tỉnh, thành tham gia với 1.441 điểm phân phối. Cùng với những thành công ban đầu, mô hình này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc phát triển bền vững và tăng thu nhập cho nông dân.