Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bò Trên Đảo Tiền Tiêu

Nuôi Bò Trên Đảo Tiền Tiêu
Publish date: Thursday. December 26th, 2013

Cùng với cây hành, cây tỏi và các loại cây trồng vật nuôi khác, trong những năm qua nhiều người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã phát triển mô hình chăn nuôi bò. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi mà còn có thể góp phần giúp người dân tự túc được một phần thực phẩm.

Lợi nhuận cao...

Chúng tôi đến nhà ông Trương Thanh Trung ở thôn Đông, xã An Hải - người có thâm niên nuôi bò hơn 10 năm nay tại huyện đảo Lý Sơn cũng là lúc ông đang lùa đàn bò của mình từ trên núi Thới Lới về chuồng.

Thấy chúng tôi trầm trồ đàn bò của mình, ông Trung cười tươi bảo: "Bấy nhiêu là ít rồi đó, chứ mấy năm trước tôi còn nuôi nhiều nữa". Khi biết chúng tôi tìm hiểu về mô hình chăn nuôi bò trên đất đảo, sau khi nhốt bò vào chuồng, ông ra ngoài tiếp chuyện với chúng tôi.

Ông Trung cho biết: Gia đình ông nuôi bò được hơn 10 năm nay, ban đầu ông chỉ nuôi một vài con thử nghiệm, sau khi thấy hiệu quả kinh tế cao, ông mạnh dạn mở rộng chăn nuôi với quy mô lớn. Có lúc số lượng bò trong trang trại của ông lên đến vài ba chục con. Hiện nay, trang trại của ông lúc nào cũng duy trì số lượng bò từ 18-20 con.

Để có nguồn thức ăn cho bò, ngoài những thức ăn mang tính thời vụ, ông còn trồng thêm cỏ. Nhờ tận dụng được tối đa nguồn thức ăn, ông đã giảm chi phí đầu tư rất nhiều. "Nuôi bò là mô hình làm kinh tế hiệu quả, vừa tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có để làm thức ăn, vừa đem lại lợi nhuận cao chỉ trong thời gian ngắn"- ông Trung cho biết.

Theo ông Trung, trước đây, kinh tế gia đình ông chỉ dựa vào cây hành, cây tỏi, thu nhập của những loại cây này cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày. Nhờ chuyển sang nuôi bò, mà kinh tế gia đình ông ngày càng được cải thiện. Từ chăn nuôi bò, mỗi năm gia đình ông thu lãi hàng chục triệu đồng. Với thu nhập như thế, gia đình ông rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn vào nhiều công việc khác nhau, cũng như trang trải cuộc sống.

Gia đình ông Trung chỉ là một trong số nhiều gia đình phát triển chăn nuôi bò ở đảo Lý Sơn. Theo thống kê, trên địa bàn huyện Lý Sơn hiện có khoảng trên 70 hộ chăn nuôi bò, với số lượng đàn bò khoảng gần 600 con. Hiện nay các hộ chăn nuôi bò tự trồng cỏ trên bờ ruộng còn trống, đất ven đồi không sản xuất hành tỏi để tự túc nguồn thức ăn cho bò.

Ông Ngô Vân ở thôn Tây, xã An Hải cho biết: Trái ngược với những thứ hàng nông sản khác, việc mua bán bò lại quá dễ dàng khi mà nhu cầu bò thịt đang tăng cao. Người dân chăn nuôi bò nếu có việc gì đột xuất cần tiền thì gọi cho thương lái, mấy tiếng sau là có tiền từ bán bò...

...nhưng khó phát triển mạnh

Có thể nói, chăn nuôi bò góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế của người dân ở huyện đảo Lý Sơn. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển chăn nuôi bò ở Lý Sơn đang gặp khó khăn.

"Lợi nhuận chăn nuôi bò mang lại cho người dân là rất lớn. Song cái khó hiện nay là người dân không thể mở rộng phát triển đàn bò. Bởi hiện nay, diện tích chăn thả bò đang dần bị thu hẹp, cũng như với diện tích nhỏ hẹp việc phát triển chăn nuôi gần khu dân cư ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh." - ông Nguyễn Trí Thức- Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hải cho biết.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, tập quán của người dân chăn nuôi bò chủ yếu với hình thức thả rông. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến công tác trồng rừng phủ xanh đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như bảo vệ cây trồng, hoa màu.

Hiện, để đảm bảo quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện phù hợp với điều kiện thực tế, đạt hiệu quả, huyện Lý Sơn cũng đã quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ở khu vực phía đông C5 dưới chân núi Giếng Tiền; khu vực Tân Nông phía sau nhà máy điện Lý Sơn và khu vực triền núi sau khu trài dân 733 dọc theo đường lên hồ chứa nước Thới Lới nhằm hạn chế tình trạng thả rông bò lên các đồi núi nhằm bảo vệ diện tích rừng hiện có, đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, đảm bảo vệ sinh môi trường.

"Thời gian tới, địa phương sẽ vận động những hộ chăn nuôi đưa tất cả bò lên vùng quy hoạch không được thả rông lên đồi núi làm ảnh hưởng đến việc trồng và bảo vệ cây rừng; tận dụng vùng đất không sản xuất hoa màu để trồng cỏ làm thức ăn cho bò, để việc phát triển chăn nuôi bền vững, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao"- ông Nguyễn Trí Thức- Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hải cho hay.


Related news

Làm Giàu Từ Trang Trại Tổng Hợp Làm Giàu Từ Trang Trại Tổng Hợp

Trong những năm qua phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Bảo Yên. Gia đình anh Phạm Văn Hậu ở bản Sáo xã Xuân Hòa (Bảo Yên- Lào Cai) là một điển hình, nhờ phát triển kinh tế trang trại mà kinh tế gia đình anh không ngừng được nâng lên.

Sunday. June 23rd, 2013
Câu Lạc Bộ Trồng Lúa An Toàn, Đoàn Kết Câu Lạc Bộ Trồng Lúa An Toàn, Đoàn Kết

Câu lạc bộ (CLB) trồng lúa ấp Long Hòa B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tuy mới thành lập trên năm nhưng tinh thần đoàn kết rất cao. CLB được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các thành viên và được sự trợ giúp về kỹ năng sinh hoạt nhóm và sự hướng dẫn kỹ trồng lúa an toàn của Công ty Bayer Việt Nam.

Sunday. June 23rd, 2013
Tiêu Điểm Gieo Sạ - Xuân Khê Vực Phục, Nhân Nghĩa Thí Điểm Mô Hình Tiêu Điểm Gieo Sạ - Xuân Khê Vực Phục, Nhân Nghĩa Thí Điểm Mô Hình

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.

Sunday. June 23rd, 2013
Bảo Vệ Môi Trường Nuôi Để Hạn Chế Dịch Bệnh Thủy Sản Bảo Vệ Môi Trường Nuôi Để Hạn Chế Dịch Bệnh Thủy Sản

Nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người dân ở Phú Yên. Tuy nhiên vì chưa áp dụng đúng kỹ thuật nên thời gian gần đây dịch bệnh trên thủy sản nuôi thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi và kinh tế của địa phương.

Monday. June 24th, 2013
Triển Vọng Mới Cho Nghề Nuôi Tôm Triển Vọng Mới Cho Nghề Nuôi Tôm

Năm 2012 là năm khó khăn cho nghề nuôi tôm sú ở Cà Mau. Không chỉ dịch bệnh tràn lan mà giá cả bấp bênh, môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng… Trước những yếu tố bất lợi đó, những chủ trương, giải pháp mới đã kịp thời tháo gỡ khó khăn. Cùng với nhiều sáng kiến của người dân đã đưa nghề nuôi tôm bước sang giai đoạn mới.

Monday. June 24th, 2013