Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết Hướng Đi Mới Trong Phát Triển Chăn Nuôi Ở Hậu Lộc (Thanh Hóa)

Liên Kết Hướng Đi Mới Trong Phát Triển Chăn Nuôi Ở Hậu Lộc (Thanh Hóa)
Publish date: Thursday. December 26th, 2013

Trước thực trạng chăn nuôi của nhiều địa phương đang gặp khó khăn, tổng đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng giảm. Nhưng với mô hình liên kết trong chăn nuôi giữa các hộ dân với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã và đang mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi.

Đầu năm 2012, thông qua chính quyền xã Minh Lộc, 11 hộ gia đình đã ký hợp đồng liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam xây dựng 11 trang trại chăn nuôi. Theo đó, các hộ tham gia mô hình đầu tư từ 400 – 600 triệu đồng để xây dựng trang trại, phía công ty hỗ trợ con giống, thức ăn, thuốc thú y, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

Việc xây dựng mô hình liên kết bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt đối với người chăn nuôi. Đến nay, xã Minh Lộc đã xây dựng được 3 khu chăn nuôi liên kết với 47 trang trại, gồm: 36 trang trại nuôi lợn và 11 trang trại nuôi gà, do hộ gia đình làm chủ với tổng vốn đầu tư xây dựng trang trại hàng trăm tỷ đồng. Bình quân, mỗi trang trại nuôi từ 5.000 – 10.000 con gà và từ 500 – 1.000 con lợn. Mặc dù thị trường có nhiều biến động nhưng mô hình liên kết này vẫn trụ vững và làm ăn có hiệu quả.

Anh Nguyễn Văn Ngạn, xã Minh Lộc, cho biết: Trước đây, gia đình anh chỉ chăn nuôi theo hình thức gia trại, vì vậy chuồng trại và điều kiện chăn nuôi không bảo đảm, dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát cao, rủi ro lớn. Từ khi tham gia mô hình liên kết chăn nuôi với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, quy trình chăn nuôi được thực hiện và kiểm soát nghiêm ngặt, rủi ro do dịch bệnh hầu như không có. Không những thế, do được công ty bao tiêu sản phẩm, nên thị trường tiêu thụ luôn được bảo đảm, không lo bị tư thương ép giá, dù thị trường có biến động thì người chăn nuôi vẫn có lãi.

Không chỉ anh Ngạn mà nhiều hộ gia đình hiện đang có trang trại chăn nuôi theo hình thức liên kết tại xã Minh Lộc đều có chung nhận định trên. Bởi vậy, hình thức chăn nuôi này đang ngày càng được nhân rộng trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

Hiện tại, ngoài xã Minh Lộc, các xã Phú Lộc, Liên Lộc, Quang Lộc cũng đã có hàng chục trang trại liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam. Theo đó, người chăn nuôi phải bảo đảm nghiêm ngặt về thức ăn, phòng dịch cũng như vệ sinh môi trường. Đầu ra sản phẩm được công ty liên kết bảo đảm bao tiêu toàn bộ trong vòng 5 năm. Ước tính: 1 trang trại nuôi từ 5.000 con gà trở lên trong vòng 2 tháng sẽ cho thu nhập từ 20 đến 25 triệu đồng; nuôi từ 1.000 con lợn trở lên trong vòng 2,5 đến 3 tháng sẽ thu lợi nhuận từ 70 đến 100 triệu đồng.

Từ những kết quả ban đầu, huyện Hậu Lộc đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân nhân rộng mô hình chăn nuôi liên kết. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Liên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hậu Lộc, cho biết: Sau một thời gian triển khai, nhận thấy việc chăn nuôi theo hình thức liên kết thực sự đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi nên huyện đã có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về hành lang pháp lý, giảm phí thuê mặt bằng những năm đầu cho các hộ dân, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi được vay vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi nhằm khuyến khích người chăn nuôi có thêm động lực, mạnh dạn mở rộng quy mô.

Thực tế chứng minh, việc hình thành và phát triển mô hình chăn nuôi liên kết ở Hậu Lộc đang là 1 hướng đi mới không những phù hợp với xu hướng phát triển chăn nuôi mà còn là lời giải để giải quyết những khó khăn mà ngành chăn nuôi đang gặp phải.


Related news

Xây Dựng 4 Cánh Đồng Mẫu Lớn Đậu Phụng Xen Mì Vụ Đông Xuân Xây Dựng 4 Cánh Đồng Mẫu Lớn Đậu Phụng Xen Mì Vụ Đông Xuân

Để việc triển khai cánh đồng mẫu lớn đạt kế hoạch và hiệu quả cao, huyện chủ động yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị đủ lượng giống cần thiết để cung ứng cho nông dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn, triển khai quy trình sản xuất và lịch thời vụ theo quy định của ngành Nông nghiệp tỉnh. Để việc tiêu thụ thuận lợi, hiện Công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định ký kết hợp đồng bao tiêu củ mì với nông dân.

Wednesday. November 13th, 2013
Gieo Cấy Được 9.779 Ha Lúa Tại Các Xã Vùng Tôm - Lúa Gieo Cấy Được 9.779 Ha Lúa Tại Các Xã Vùng Tôm - Lúa

Sau khi thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tính đến nay, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã gieo cấy được 9.779 ha lúa, đạt 88,9% so kế hoạch, các xã có diện tích xuống giống đạt chỉ tiêu từ 100% trở lên là: Thạnh Phú, Gia Hòa 2, Tham Đôn, Thạnh Quới. Ngoài các giống lúa chủ lực như: ST5, OM 4900, OM 6162… năm nay nông dân còn chọn các giống ngắn ngày có khả năng chịu mặn để đưa vào sản xuất.

Wednesday. November 13th, 2013
Nông Dân Xót Xa Nhìn Tiêu Chết Nông Dân Xót Xa Nhìn Tiêu Chết

Tiêu chết nhanh, chết chậm (thối gốc, rễ) luôn là nỗi ám ảnh lớn của người nông dân bởi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một biện pháp nào để khắc phục hiệu quả căn bệnh này. Với người trồng tiêu huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, năm nay lại là một mùa vụ buồn khi mà diện tích tiêu tàn lụi ngày một tăng. Thậm chí, ở nhiều hộ gia đình, số lượng tiêu sống chỉ còn vài trụ.

Wednesday. November 13th, 2013
Trồng Nấm Bào Ngư Được Đảm Bảo Đầu Vào, Bao Tiêu Đầu Ra Trồng Nấm Bào Ngư Được Đảm Bảo Đầu Vào, Bao Tiêu Đầu Ra

Mô hình trồng nấm bào ngư xuất hiện ở TX. Gò Công (Tiền Giang) khoảng 2 - 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, do người mua phôi nấm không rõ nguồn gốc, người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng; đầu ra sản phẩm nấm bấp bênh, dễ bị thương lái ép giá… nên không ít người trồng lâm vào cảnh lỗ vốn, bỏ nghề.

Wednesday. November 13th, 2013
Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Đậu Nành Kết Hợp Bao Tiêu Sản Phẩm Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Đậu Nành Kết Hợp Bao Tiêu Sản Phẩm

Vụ hè thu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành triển khai thực hiện mô hình sản xuất đậu nành kết hợp bao tiêu sản phẩm tại xã Tân Nhuận Đông, mô hình bước đầu cho hiệu quả cao hơn so với trồng lúa.

Wednesday. November 13th, 2013