Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi heo bằng công nghệ mới cho thu nhập khá

Nuôi heo bằng công nghệ mới cho thu nhập khá
Publish date: Saturday. October 31st, 2015

Tham quan mô hình nuôi heo của ông Văn Đình Quế (trái)

Vốn xuất thân con nhà nông, từng là cán bộ thú y ở địa phương, chăn nuôi với ông Văn Đình Quế vốn không xa lạ.

Nhưng theo ông, chăn nuôi kiểu nhỏ lẻ mấy mô hình truyền thống thì không thể khá lên được.

Năm 2011, ông Quế may mắn được các đại lý thức ăn cho đi thực tế và tập huấn ở một số địa phương.

Khi dừng chân tại tỉnh Quảng Bình, nhận thấy mô hình nuôi heo bằng công nghệ mới áp dụng các kỹ thuật từ chuồng trại đến thức ăn, rất hiệu quả.

Khi quay về A Lưới, ông quyết định đầu tư cho chăn nuôi, bởi nhu cầu heo giống, heo thịt ở vùng cao này rất lớn.

Chuồng nuôi heo của ông Quế là một hệ thống kết cấu bằng sắt ống có kích thước từ 6 - 8m2, bên dưới lót một lớp nhựa (giá 500 nghìn/m2), khoảng cách từ lớp nhựa này đến mặt đất từ 25 - 30cm, kinh phí mỗi chuồng từ 4 - 5 triệu đồng.

Dưới lớp nhựa có đường cống thoát phân và nước, vì thế chuồng nuôi luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Ngoài áp dụng tiêu chuẩn chuồng nuôi mới, ông Quế còn đầu tư hệ thống máng chứa thức ăn theo mô hình hiện đại, giúp tránh thức ăn lãng phí, gây ô nhiễm.

Đầu năm 2012, khởi điểm ông đầu tư 50 triệu đồng xây dựng 10 chuồng nuôi (trong đó có 3 chuồng nuôi heo nái), thay các chuồng nuôi cũ bằng xi măng thành chuồng sắt theo công nghệ mới.

Ông Quế cho biết: “Chi phí đầu tư loại chuồng này tuy khá lớn nhưng mình chỉ đầu tư một lần mà cái lợi về sau rất nhiều.

Cụ thể, tiết kiệm được diện tích, đảm bảo chuồng luôn khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ; giảm được công chăm sóc cũng như vệ sinh chuồng trại.

Không những thế còn tiết kiệm được chi phí thú y, thuận tiện cho việc quản lý, đàn heo tăng trọng nhanh.

Đặc biệt, kiểu chuồng nái có nhiều ưu điểm giúp hạn chế được dịch bệnh cho cả heo mẹ và con.”

Đến nay ông Quế đã đầu tư được 17 chuồng nuôi heo thịt quy mô 70 con và 5 chuồng heo nái 15 con, là nơi cung cấp nguồn heo giống duy nhất trên địa bàn huyện miền núi A Lưới.

Ông Quế nhẩm tính: “Với số lượng heo hiện tại, mỗi năm cơ sở xuất chừng 150 con heo thịt và trên 250 con heo giống, cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 150 triệu đồng.”

Theo ông Quế, muốn nuôi heo đạt hiệu quả cao, yếu tố quan trọng là phải chọn được giống tốt.

Toàn bộ tinh heo giống ông Quế đều lấy từ cơ sở tin cậy của tỉnh Đồng Nai.

Bên cạnh đó, còn phải biết phối giống đúng thời điểm, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khẩu phần thức ăn phải đảm bảo đủ nhu cầu, chủng ngừa đầy đủ và điều trị bệnh hiệu quả.

Ông Lê Anh Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Thủy đánh giá: “Trên địa bàn huyện A Lưới, nguồn heo giống vô cùng khan hiếm.

Mỗi ngày bà con phải nhập hàng trăm con heo giống từ xuôi lên.

Nếu mô hình của ông Quế được nhân rộng hiệu quả thì sẽ tạo thu nhập cho không ít hộ gia đình khác ở địa phương.”

Qua hơn 20 năm bám trụ với nghề nuôi heo thương phẩm và mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi heo bằng công nghệ mới, giờ đây hộ ông Văn Đình Quế có một khoản thu nhập khá, đảm bảo kinh tế ổn định cho gia đình.

Hiện ông cũng mở đại lý bán thức ăn tại nhà để tăng thêm thu nhập.

Nói về dự định trong thời gian tới, ông Quế cho biết sẽ đầu tư thêm các chuồng nuôi cũng như thí điểm tiếp mô hình nuôi heo bằng đệm lót sinh học, vừa giảm chi phí đầu tư, công chăm sóc vừa góp phần bảo vệ môi trường.

“Ông Văn Đình Quế là một hội viên có nhiều mạnh dạn, sáng tạo trong các mô hình chăn nuôi nông nghiệp tại địa phương.

Mấy chục năm trong nghề, bằng sự nhiệt thành, gặt hái nhiều hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, ông Quế đã được nhận nhiều giấy khen, bằng khen của Hội Nông dân các cấp.”- ông Nguyễn Văn Châu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện A Lưới, nhận xét.


Related news

Định Hướng Dài Hạn Nhằm Thu Hút Vốn FDI Vào Nông Nghiệp Định Hướng Dài Hạn Nhằm Thu Hút Vốn FDI Vào Nông Nghiệp

Trong khi đầu tư nước ngoài của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư nước ngoài của cả nước. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có một chiến lược, định hướng dài hạn để thu hút vốn FDI.

Monday. October 20th, 2014
Quy Hoạch Nuôi Trồng Thuỷ Sản Bảo Đảm Phát Triển Bền Vững Quy Hoạch Nuôi Trồng Thuỷ Sản Bảo Đảm Phát Triển Bền Vững

Là một trong những địa bàn trọng điểm nuôi thuỷ sản của tỉnh, thời gian qua, UBND huyện Giao Thủy đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển thuỷ sản của tỉnh giai đoạn 2010-2020 và đạt kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế - xã hội huyện nói chung.

Monday. October 20th, 2014
Nhìn Lại 10 Năm Phát Triển Thủy Sản Ở Cẩm Khê Nhìn Lại 10 Năm Phát Triển Thủy Sản Ở Cẩm Khê

Khi nói về kết quả nghề nuôi cá ở địa phương, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê cho biết: Hiện nay Tuy Lộc có gần 100ha chuyên nuôi thủy sản, chủ yếu chuyển đổi từ đất ruộng sang làm ao nuôi, bà con áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến nên cho năng suất bình quân gần 3 tấn/ha.

Monday. October 20th, 2014
9 Tháng Đầu Năm 2014, Xuất Khẩu Hạt Điều Đạt Gần 1,5 Tỷ USD 9 Tháng Đầu Năm 2014, Xuất Khẩu Hạt Điều Đạt Gần 1,5 Tỷ USD

Đối với các tỉnh có diện tích điều lớn, là cây trồng chủ lực (Bình Phước, Đồng Nai), Hiệp hội Điều Việt Nam đề nghị sở NN-PTNT các địa phương này tham mưu để đưa việc phát triển ngành điều vào Nghị quyết Đại hội Đảng, làm cơ sở chính trị để thúc đẩy ngành điều phát triển.

Monday. October 20th, 2014
Trưởng Thôn Là Phụ Nữ Chỉ Có Vài Phần Trăm! Trưởng Thôn Là Phụ Nữ Chỉ Có Vài Phần Trăm!

Đó là dẫn chứng được bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nêu ra để nói về những tồn tại trong vấn đề bình đẳng giới và trao quyền cho người phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn.

Monday. October 20th, 2014