Xuất Khẩu Gạo Thơm Tăng Trên 36%

Trong khi xuất khẩu gạo cấp trung bình (15% tấm) và gạo chất lượng cao (5% tấm) đang giảm mạnh do tác động từ các thị trường nhập khẩu, thì gạo thơm vẫn đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng, tăng trên 36% so với cùng kỳ.
Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết tính đến cuối tháng 8-2014, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên đạt trên 4,2 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 1,8 tỉ đô la Mỹ, giảm lần lượt gần 9,2% về lượng và trên 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA, tính đến cuối tháng 8- 2014, doanh nghiệp hội viên của họ đã xuất được 800.000 tấn gạo thơm các loại, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Bảy, từ đầu năm đến nay, số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo thơm đã ký đạt khoảng 1,2 triệu tấn. “Như vậy, trừ đi số lượng đã giao, từ nay đến cuối năm, còn ít nhất 400.000 tấn gạo thơm chờ giao cho đối tác”, ông cho biết.
Xuất khẩu gạo thơm tăng mạnh là do các doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác những thị trường có nhu cầu cao về chủng loại gạo này như Trung Quốc, Philippines, Hồng Kông, Mỹ…
“Doanh nghiệp chúng tôi cũng đã chuyển toàn bộ sang xuất gạo thơm, gạo chất lượng cao rồi và từ đầu năm đến nay chưa xuất một hạt gạo chất lượng thấp nào cả”, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An (Cần Thơ) cho biết.
Về giá xuất khẩu, theo một số doanh nghiệp bán gạo thơm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ đầu năm đến nay giá bán luôn dao động ở mức cao và hiện gạo thơm Jasmines đang được chào bán ở mức 580-590 đô la Mỹ/tấn.
Related news

Trong đó, chủ yếu là su su 1.500 tấn, bắp cải 700 tấn và sản lượng đậu, đỗ, một số loại rau địa phương như cải xoong, khởi tử, cải địa phương...

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Do nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên nhiều nông dân An Giang đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, thu được hiệu quả cao.

Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.