Nông Dân Trồng Lúa Trong Mô Hình Đạt Lợi Nhuận Cao

Trong 9 tháng đầu năm 2014, toàn huyện Gò Dầu (Tây Ninh) đã triển khai thực hiện mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP được hơn 1.638 ha.
Đến nay, nông dân đã thu hoạch xong vụ Đông xuân 2013-2014 và vụ Hè thu 2014, với diện tích 1.427,7 ha. Trong vụ Đông xuân, nông dân tham gia mô hình có lời cao hơn ngoài mô hình gần 3,2 triệu đồng/ha. Còn vụ Hè thu, mức lời cao hơn ngoài mô hình từ 4,5 triệu đến 5,5 triệu đồng/ha.
Cụ thể, vụ Đông xuân 2013-2014, toàn huyện có 342 hộ dân tại các xã Phước Trạch, Cầm Giang và Bàu Đồn tham gia mô hình liên kết 4 nhà, với tổng diện tích gần 688 ha, năng suất bình quân hơn 7,7 tấn/ha. Tuy giá lúa có thấp, nhưng năng suất cao và chi phí đầu tư có giảm xuống nên nông dân còn lãi gần 19 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình bình quân gần 3,2 triệu đồng/ha.
Vụ Hè thu 2014, có 376 hộ ở các xã Phước Trạch, Cầm Giang, Bàu Đồn tham gia mô hình với diện tích gần 740 ha. Năng suất bình quân đạt 6,5 tấn/ha. Tuy năng suất thấp hơn vụ Đông xuân, nhưng lúa bán được giá cao hơn, nên nông dân có lời khoảng 19,5 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình khoảng từ 4,5 triệu đến 5,5 triệu đồng/ha.
Vụ lúa mùa này có 160 hộ nông dân ở xã Bàu Đồn tham gia mô hình liên kết 4 nhà, với diện tích xuống giống đến nay được hơn 210 ha. Hiện lúa đang phát triển tốt.
Related news

Mức giá trên chỉ áp dụng đối với khối lượng thóc nhập kho tại các đơn vị nêu trong Công văn số 214/TCDT – KH ngày 20/02/2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Đến thời điểm này, dịch cúm A/H5N1 đã cơ bản được khống chế, không tiếp tục bùng phát và lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, tin tốt này cũng không khiến người chăn nuôi phấn khởi khi mà gia cầm và các sản phẩm gia cầm đang rơi vào cảnh “đại hạ giá”…

Theo số liệu từ Chi cục Kiểm lâm, hiện nay trên địa bàn có hàng ngàn hộ tham gia gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) như rắn, nhím, hươu, lợn rừng...

Theo khảo sát của ngành nông nghiệp và PTNT, hiện nay cả tỉnh có khoảng 4.000/36.000 ha gieo cấy là ruộng trũng, nhiều địa phương thường gọi là chiêm đầm chỉ có khả năng gieo cấy lúa chiêm xuân, vụ mùa kết hợp thả cá vụ, hoặc bỏ hoang. Diện tích tập trung nhiều ở các huyện vùng đất giữa như Thanh Thủy, Tam Nông, Lâm Thao, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hòa...

Trong những năm qua, phong trào trồng cây gây rừng trên địa bàn tỉnh ta phát triển mạnh góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 118 nghìn ha rừng trồng và hơn 64 nghìn ha rừng tự nhiên.