Hơn 430ha Lúa Chủ Động Tưới Sẽ Bị Khô Hạn Vào Cuối Vụ Đông Xuân

Ông Võ Văn Điềm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, do hơn 2 tháng nắng nóng kéo dài trên diện rộng nên hiện nay toàn tỉnh đã có ít nhất 1.300ha lúa nước trời bị khô hạn nghiêm trọng, rất nhiều khả năng số diện tích vừa nêu sẽ thất thu sản lượng.
Đặc biệt, thời tiết khắc nghiệt đã khiến mực nước của hàng loạt hồ chứa và đập dâng tụt giảm mạnh, do đó từ nay đến cuối vụ đông xuân 2013 - 2014 chắc chắn sẽ có không dưới 431ha lúa chủ động tưới bị khô hạn nặng, cụ thể là Quế Sơn 30ha, Tiên Phước 115ha, Phước Sơn 15ha, Tây Giang 33ha, Nam Trà My 55ha, Đông Giang 42ha, Bắc Trà My 96ha, Hiệp Đức 45ha.
Ngoài ra, gần 23ha lúa đang bị 2 loại rầy nâu và rầy lưng trắng tấn công với mật độ bình quân 200 - 300 con/m2, thậm chí một số chân ruộng ở huyện Điện Bàn, Phú Ninh lên tới 2.000 con/m2.
Theo ngành nông nghiệp, ngoài rầy nâu và rầy lưng trắng thì hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng có 75ha lúa khác đang bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại. Trong đó, Quế Sơn là địa phương có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất, khoảng 20 con/m2
Related news

Sau gần 10 năm bén rễ trên đất Lai Vung (Đồng Tháp), diện tích trồng cây dưa lê của toàn huyện không ngừng tăng lên. Ban đầu chỉ vài hecta, đến nay diện tích trồng dưa lê của huyện đã tăng lên 120 ha, dự kiến trong năm tới diện tích trồng dưa lê sẽ tiếp tục được mở rộng. Nhờ làm tốt công tác liên kết tiêu thụ, giá cả hợp lý nên những năm qua, nhiều gia đình cải thiện được thu nhập và thoát nghèo nhờ trồng dưa lê.

Thời điểm này, nhiều hộ nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang vào mùa thu hoạch ổi. Chị Nguyễn Thị Thúy, thôn Dinh Thẳm, xã Cao Xá cho biết: Giống ổi được trồng ở các hộ trong thôn có nguồn gốc từ Hải Dương theo phương pháp ghép mắt. Sau một năm trồng là được thu quả, ổi cho thu hoạch từ tháng 7 năm trước đến tháng 2 năm sau. Muốn cây ra quả trái vụ mà vẫn giữ được năng suất và chất lượng tốt, phải hãm không cho lộc ra vào mùa chính.

PV NNVN đã có những trải nghiệm thú vị tại cái nôi của ngành công nghiệp mắc ca thế giới…

“Chúng ta đã khuyến khích, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều hộ nông dân thoát nghèo, làm giàu trên chính khu vườn, mảnh ruộng quê hương mình. Điều đó thật sự có ý nghĩa về nhiều mặt, là chiến lược, là mục đích xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo” – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo NTM tỉnh Võ Kim Cự khẳng định.

Trước áp lực của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) “dọa” đóng cửa nhà máy nếu áp dụng quy định tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm mới từ ngày 1-1-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chủ trương cho phép lùi thời gian áp dụng quy định này.